Kế hoạch 27/KH-UBND thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021

Số hiệu 27/KH-UBND
Ngày ban hành 02/02/2021
Ngày có hiệu lực 02/02/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Nguyễn Thị Hạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 02 tháng 02 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2021

Thực hiện Chthị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/10/2019 của Tỉnh ủy, Kế hoạch số 71/KH- UBND ngày 23/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 314/2020/NQ- HĐND ngày 09/12/2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh về một số nhiệm vụ, giải pháp nâng cao chất lượng công tác phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2021-2025 (sau đây viết tắt là Nghị quyết 314/2020/NQ-HĐND);

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại văn bản số 275/LĐTBXH-PCTNXH ngày 26/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về (gọi chung là phòng chống tệ nạn xã hội) trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021 như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, hiệu lực quản lý, điều hành của chính quyền, huy động sức mnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức, nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, người dân trong công tác phòng, chống tệ nạn xã hội. Đổi mới hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội theo chủ trương, quy định của Nhà nước; kiềm chế sự gia tăng, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, làm giảm tác hại của tệ nạn xã hội, góp phần tạo môi trường xã hội trong sạch, lành mnh, an toàn, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của Tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Đảm bảo 100% các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về lồng ghép cùng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.2. Phấn đấu 100% các xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất 1 hoạt động truyền thông về phòng, chống tệ nạn xhội; 25% các địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất được tiếp cận thông tin phòng, chống tệ nạn xã hội; 25% các trường trung học, trường đào tạo nghề được tổ chức tập huấn, tuyên truyền kỹ năng phòng, chống tệ nạn xã hội. Hằng tháng có ít nhất một bài hoặc tin về công tác phòng chống tệ nạn xã hội đăng tải trên báo hoặc cổng thông tin điện tử của tỉnh.

2.3. Phấn đấu 50% cán bộ chính quyền các cấp phụ trách lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội và trên 45% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết, nhận thức đúng về phòng chống mại dâm, tệ nạn ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị cai nghiện ma túy; 35% cán bộ làm công tác cai nghiện ma túy, phòng chống mại dâm được đào tạo, tập huấn, cập nhật kỹ năng, kiến thức về phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy phù hợp với tình hình mới.

2.4. Cai nghiện ma tuý cho 900 lượt người, trong đó cai tập trung 700 lượt người, cai tại gia đình và cộng đồng 200 lượt người. Triển khai cai nghiện ma túy bng thuốc Cedemex cho tối thiểu 50 người (Chi tiết tại Phụ biểu 01).

2.5. Tiếp tục duy trì hoạt động của các mô hình mô hình dự phòng, điều trị cai nghiện ma túy và phòng chống mại dâm: 25 Đội công tác xã hội tình nguyện cấp xã; 06 Điểm tư vấn; 10 Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện; 04 mô hình phòng, chống mại dâm (Chi tiết tại Phụ biểu 02).

2.6. Tổ chức kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm từ 10% đến 15% cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.

2.7. Đảm bảo 100% số người xác định là nạn nhân mua bán người đều được hỗ trợ ban đầu và áp dụng chính sách theo quy định của pháp luật.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP

1. Kịp thời chỉ đạo xây dựng Kế hoạch thực hiện các chương trình, đề án, dự án giai đoạn 2021-2025 ngay sau khi Chính phủ và các Bộ, Ngành Trung ương ban hành; cụ thể: (1) Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (2) Kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện ma túy và thí điểm can thiệp dự phòng cho người sử dụng ma túy, người có nguy cơ cao sử dụng ma túy giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch thực hiện Chương trình tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025.

2. Triển khai sâu rộng các loại hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục kiến thức về phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm, mua bán người với các hình thức, thời lượng và nội dung phù hợp. Tập trung tuyên truyền về: quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tệ nạn xã hội; tác hại của tệ nạn ma túy (đặc biệt là ma túy tổng hợp), tệ nạn mại dâm, nguy cơ, hậu quả của tệ nạn mua bán người; các biện pháp dự phòng, điều trị, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người bán dâm, người bị mua bán. Thực hiện tuyên truyền bằng hình thức sân khấu hóa phù hợp (đảm bảo thực hiện tốt công tác phòng chống dịch Covid-19), các ấn phẩm truyền thông, tuyên truyền trực quan, tuyên truyền trên hệ thống thông tin đại chúng; chú trọng đến công tác dự phòng nghiện ma túy tại nơi cộng cộng và tại các trường học trên địa bàn tỉnh...

3. Rà soát, thống kê, phân loại, cập nhật đầy đủ hệ thống các chỉ tiêu, cơ sở dữ liệu về tình hình tệ nạn xã hội; quản lý, khai thác có hiệu quả hệ thống phần mền quản lý người cai nghiện ma túy. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động liên quan đến phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy, tiếp nhận, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Tăng cường quản lý về an ninh trật lự, nắm chắc địa bàn; đẩy mnh công tác đấu tranh các loại tội phạm liên quan đến hoạt động mại dâm...không để các tệ nạn xã hội gây bức xúc trong xã hội.

4. Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống tệ nạn xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên nhóm cộng tác viên, cán bộ làm công tác tuyên truyền tại cơ sở (cấp huyện, xã, các trường học...), thành viên Đội tình nguyện, các nhóm, câu lạc bộ thuộc mô hình phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ người sau cai. Tổ chức đi trao đổi thực tế tại một số địa phương để nâng cao chất lượng công tác phòng chống tệ nạn xã hội.

5. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy:

- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/10/2019 của Tỉnh y, kế hoạch số 71/KH-UBND ngày 23/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy

- Đối với Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh: tăng tỷ lệ người cai nghiện tập trung tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; xây dựng phương án cung cấp dịch vụ công; lựa chọn ngành, nghề phù hợp, tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho học viên, đảm bảo 100% học viên đủ điều kiện có nguyện vọng thì đều được học nghề, giới thiệu việc làm phù hợp; chủ động xây dựng phương án, kịch bản xử lý tình huống trong trường hợp đối tượng chống đối, gây bạo loạn, bỏ trốn tập thể.

- Đối với Ủy ban nhân dân cấp xã: quan tâm, kiện toàn, tạo điều kiện cho Tổ công tác cai nghiện ma túy cấp xã hoạt động thực chất, đẩy mạnh công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng; đổi mới hoạt động các Điểm tư vấn hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cộng đồng; triển khai các chính sách hỗ trợ, tư vấn giới thiệu việc làm cho người sau cai.

- Triển khai Đán thí điểm cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex tại 04 địa phương: Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí, Quảng Yên (mỗi địa phương 05 người) và tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh (30 người); kiện toàn thành viên Ban chđạo Đề án. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành trong việc lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người bị xem xét áp dụng biện pháp xử lý đưa vào Cơ sở cai nghiện bắt buộc.

6. Kiện toàn, tăng cường hiệu quả hoạt động của Đội kiểm tra liên ngành về phòng chống tệ nạn mại dâm các cấp (Đội kiểm tra liên ngành 178). Thực hiện kiểm tra theo Kế hoạch đã được phê duyệt; chủ động kim tra đột xut địa bàn, cơ sở có nguy cơ cao phát sinh tệ nạn mại dâm, tệ nạn xã hội; xử lý nghiêm đối với cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống mại dâm và các quy định có liên quan theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ giữa Đội kiểm tra liên ngành 178 các cấp với các cơ quan chức năng chuyên ngành để tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho cơ sở được kiểm tra. Trao đổi thông tin với lực lượng chức năng để kịp thời đấu tranh, triệt phá các điểm, tụ điểm mại dâm, không để hình thành điểm nóng về tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh.

7. Tiếp tục duy trì triển khai các mô hình thí điểm về phòng chống tệ nạn xã hội gồm: Mô hình về cai nghiện phục hồi (06 Điểm tư vn) và quản lý sau cai (10 Câu lạc bộ hỗ trợ người sau cai nghiện ma túy); Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm; Mô hình hỗ trợ nhằm đảm bảo quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm; Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực nhóm đồng đẳng, nhóm tự lực, câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng chống bạo lực giới; Mô hình phát huy sức mạnh cộng đồng trong phòng chống mại dâm và hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng... nhằm tạo cơ hội, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm hòa nhập cộng đồng bền vững.

8. Các sở, ngành, địa phương chủ động, phối hợp thực hiện tốt trong công tác tiếp nhận, xác minh, xác định, hỗ trợ và bảo vệ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Nâng cao năng lực cán bộ, nhận thức người dân trong phòng chống tội phạm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán. Tiếp tục thực hiện Dự án đấu tranh chống mua bán người và nô lệ thời hiện đại do Tổ chức tầm nhìn thế giới tại Việt Nam tài trợ.

[...]