Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 33/KH-UBND về thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020

Số hiệu 33/KH-UBND
Ngày ban hành 19/02/2020
Ngày có hiệu lực 19/02/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ninh
Người ký Cao Tường Huy
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 33/KH-UBND

Quảng Ninh, ngày 19 tháng 02 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH NĂM 2020

Thực hiện Nghị quyết số 98/NQ-CP, ngày 26/12/2014 của Chính phủ “về tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới” và các Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ: số 2596/QĐ-TTg ngày 27/12/2013 về việc phê duyệt Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy ở Việt Nam đến năm 2020; số 361/QĐ-TTg ngày 07/3/2016 về phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020; số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 về phê duyệt Chương trình phòng chống ma túy đến năm 2020; số 2546/QĐ-TTg ngày 31/12/2015 về phê duyệt Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020; số 565/QĐ-TTg ngày 25/4/2017 về Phê duyệt Chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội giai đoạn 2016-2020;

Căn cứ các Kế hoạch của Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh về thực hiện công tác phòng chống ma túy, mại dâm, mua bán người giai đoạn 2016-2020: số 1502/KH-UBND ngày 24/3/2015 về thực hiện tăng cường công tác phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh; số 1977/KH-UBND ngày 16/4/2015 về thực hiện Đề án đổi mới công tác cai nghiện ma túy đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh; số 2413/KH-UBND ngày 04/5/2016 về việc thực hiện Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; số 66/KH-UBND ngày 06/11/2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020; số 67/KH-UBND ngày 06/11/2017 về thực hiện Chương trình phòng, chống tội phạm đến năm 2020; số 4148/QĐ-UBND ngày 12/12/2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình phòng, chống mua bán người giai đoạn 2016-2020 và tình hình thực tế của địa phương;

Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh xây dựng kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về (gọi chung là tệ nạn xã hội) trên địa bàn tỉnh năm 2020 như sau:

I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người dân về tác hại, hậu quả của tệ nạn xã hội; trách nhiệm của các cấp, ngành và cộng đồng trong phòng, chống tệ nạn xã hội, từ đó tạo sự đồng thuận, góp phần nâng cao chất lượng công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đổi mới các hoạt động trong phòng chống tệ nạn xã hội theo chủ trương của Đảng, quy định của Nhà nước nhằm giảm tác hại của tệ nạn xã hội đối với đời sống xã hội, kiềm chế sự gia tăng tệ nạn xã hội, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, góp phần bảo đảm trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Các chỉ tiêu chủ yếu

2.1. Phấn đấu đạt từ 80%-90% xã, phường, thị trấn làm tốt công tác phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.

2.2. Phấn đấu 90% cán bộ chính quyền các cấp và 70% người dân ở độ tuổi trưởng thành hiểu biết cơ bản về nghiện ma túy, các biện pháp, mô hình dự phòng và điều trị nghị nghiện; 90% số xã, phường, thị trấn tổ chức được ít nhất một hình thức và duy trì thường xuyên tuyên truyền về phòng ngừa mại dâm, ma túy và cai nghiện ma túy; Hằng tháng có ít nhất một bài hoặc tin về công tác phòng chống mại dâm, cai nghiện ma túy đăng tải trên báo hoặc cổng thông tin điện tử của tỉnh.

2.3. 100% huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội lồng ghép cùng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.4. Phấn đấu 100% cán bộ tham gia công tác dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cơ bản về điều trị nghiện; 90% cán bộ làm công tác tư vấn về dự phòng và điều trị nghiện được đào tạo và cấp chứng nhận/chứng chỉ; 100% cán bộ y tế tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh có đầy đủ văn bằng, chứng chỉ về điều trị nghiện theo quy định.

2.5. Cai nghiện ma túy cho 900 lượt người, trong đó cai tập trung 700 lượt người, cai tại gia đình và cộng đồng 200 lượt người, trong đó tối thiểu 50 người được cai nghiện ma túy bằng thuốc thuốc Cedemex. (Chi tiết Phụ biểu 01).

2.6. Tổ chức kiểm tra liên ngành về phòng, chống mại dâm từ 10% đến 15% cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện về an ninh trật tự.

2.7. Phấn đấu 100% người bị mua bán trở về được tiếp cận, hỗ trợ, tư vấn, tạo việc làm ổn định cuộc sống.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ GIẢI PHÁP

1. Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, trong đó ưu tiên: Phối hợp với các cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp chứng chỉ để đào tạo cơ bản và cấp chứng chỉ cho cán bộ làm công tác dự phòng, tư vấn, cai nghiện ma túy các cấp, cán bộ làm công tác tuyên truyền tại cơ sở (cấp huyện, xã, các trường học...); Đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho thành viên đội kiểm tra liên ngành về phòng chống mại dâm các cấp; tăng cường tổ chức các hoạt động, kiến thức thực tế, trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng.

2. Rà soát nắm chắc, cập nhật đầy đủ cơ sở dữ liệu về tệ nạn xã hội phục vụ cho công tác quản lý trong đó tập trung các dữ liệu về số lượng người nghiện ma túy, người được điều trị, cai nghiện; số lượng cơ sở, người lao động trong cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ bị lợi dụng để hoạt động mại dâm và tình hình tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh; xã, phường trọng điểm về tệ nạn ma túy, mại dâm; nạn nhân bị mua bán trở về; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hệ thống dữ liệu về phòng chống tệ nạn xã hội. Tăng cường quản lý về an ninh trật tự, nắm chắc địa bàn, theo dõi chặt chẽ nhân khẩu, hộ khẩu ở địa bàn dân cư thông qua công tác hộ tịch, hộ khẩu; giám sát chặt chẽ sự biến động dân cư trên địa bàn thông qua chế độ đăng ký tạm trú, tạm vắng; đẩy mạnh công tác đấu tranh tội phạm chứa, môi giới, tổ chức hoạt động mại dâm...không để hình thành, xảy ra các tụ điểm về tệ nạn xã hội trên. Địa phương phát sinh, có nguy cơ phát sinh nhiều tệ nạn xã hội, đặc biệt tệ nạn ma túy, mại dâm; chủ động bố trí lực lượng cán bộ phù hợp, nghiên cứu đề xuất nhân rộng Đội công tác xã hội tình nguyện, không để xảy ra điểm nóng về tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

3. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống tệ nạn xã hội bằng các hình thức phù hợp cho từng nhóm đối tượng, trong đó tập trung truyền thông về: tác hại của tệ nạn ma túy, đặc biệt nghiện ma túy tổng hợp, tệ nạn mại dâm; quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong phòng chống tệ nạn xã hội hiện nay và các biện pháp dự phòng, điều trị, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người bán dâm, người bị mua bán trở về. Tăng cường tuyên truyền trực quan, bằng các ấn phẩm truyền thông và trên hệ thống thông tin đại chúng các cấp.

4. Cụ thể hóa, thực hiện tốt Chương trình hành động số 32-CTr/TU ngày 28/10/2019 của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy, trong đó quan tâm: tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện ma túy, tăng tỷ lệ người cai nghiện tập trung tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; đảm bảo giữ vững an toàn, an ninh, trật tự tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; từng bước thực hiện cai nghiện ma túy tập trung theo hướng cung cấp dịch vụ công; lựa chọn ngành, nghề phù hợp, sát nhu cầu thị trường để tổ chức dạy nghề gắn với tạo việc làm cho học viên cai nghiện, đảm bảo 100% học viên đủ điều kiện có nguyện vọng được học nghề, có việc làm phù hợp; UBND cấp xã quan tâm, kiện toàn, tạo điều kiện để Tổ công tác cai nghiện ma túy cấp xã hoạt động thực chất, đúng quy định, thúc đẩy đa dạng hóa các loại hình điều trị, cai nghiện; Tiếp tục thí điểm cai nghiện ma túy bằng thuốc Cedemex đảm bảo tiến độ, chỉ tiêu theo Quyết định của UBND tỉnh; đổi mới hoạt động các Điểm tư vấn hỗ trợ người cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Thực hiện tốt Quy chế phối hợp liên ngành trong việc lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người bị xem xét áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

5. Kiện toàn thành viên Đội kiểm tra liên ngành về phòng chống tệ nạn mại dâm các cấp (Đội kiểm tra liên ngành 178), nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đội 178: Ngoài kiểm tra theo kế hoạch, tăng cường phúc tra việc khắc phục kiến nghị của cơ sở kinh doanh dịch vụ đã kiểm tra năm 2019 và các năm trước; chủ động kiểm tra đột xuất địa bàn, cơ sở có nguy cơ cao phát sinh tệ nạn mại dâm, tệ nạn xã hội; xử lý nghiêm đối với cơ sở vi phạm quy định của pháp luật về phòng chống mại dâm và các quy định có liên quan theo thẩm quyền. Phối hợp chặt chẽ giữa Đội kiểm tra liên ngành 178 các cấp với các cơ quan chức năng chuyên ngành để tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho cơ sở được kiểm tra. Trao đổi thông tin với lực lượng chức năng để kịp thời đấu tranh, triệt phá các điểm, tụ điểm mại dâm, không để hình thành điểm nóng về tệ nạn mại dâm trên địa bàn tỉnh.

5. Tiếp tục duy trì triển khai các mô hình thí điểm về phòng chống tệ nạn xã hội (Chi tiết Phụ biểu 02) góp phần nắm chắc địa bàn, cơ sở dữ liệu về tệ nạn xã hội; triển khai các hoạt động dự phòng, giảm hại cho cộng đồng; chủ động tiếp cận, tạo điều kiện, cơ hội, hỗ trợ cho người nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy, người bán dâm hòa nhập cộng đồng bền vững...nâng cao chất lượng công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh.

6. Tổ chức các hội nghị, hội thảo tổng kết, đánh giá trung thực, khách quan kết quả thực hiện công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, đặc biệt các mô hình thí điểm; xây dựng Kế hoạch giai đoạn 2021- 2025 và đề xuất cơ chế bố trí nguồn lực của tỉnh để thực hiện tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội trên địa bàn tỉnh khi Nghị quyết 213/2015/NQ-HĐND của Hội đồng Nhân dân tỉnh hết hiệu lực.

7. Các cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao: thường xuyên nắm tình hình triển khai công tác phòng chống tệ nạn xã hội tại địa phương, cơ sở theo thẩm quyền; kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn cho cơ sở trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

8. Các ngành, địa phương chủ động phối hợp chặt chẽ trong tiếp nhận, xác minh, hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về để nạn nhân sớm ổn định, hòa nhập cộng đồng; nâng cao năng lực cán bộ, nhận thức người dân trong phòng chống tội phạm và hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trở về.

9. Về nguồn lực tài chính:

- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động bố trí ngân sách và các nguồn lực hợp pháp để thực hiện công tác phòng, chống mại dâm, cai nghiện ma túy và hỗ trợ người bị mua bán trên địa bàn theo phân cấp ngân sách.

[...]