Kế hoạch 02/KH-UBND Phát triển Du lịch thành phố Hà Nội năm 2016

Số hiệu 02/KH-UBND
Ngày ban hành 05/01/2016
Ngày có hiệu lực 05/01/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/KH-UBND

Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI NĂM 2016

Thực hiện Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/7/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch; Kế hoạch 162/KH-UBND ngày 10/8/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới; Quyết định số 6788/QĐ-UBND ngày 12/12/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội, dự toán thu, chi ngân sách năm 2016 của thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội năm 2016, với nội dung cụ thể như sau:

I. Mục đích, yêu cầu và chỉ tiêu

1. Mục đích

- Triển khai đồng bộ, có hiệu quả Chỉ thị số 11/CT-UBND ngày 21/7/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch; Kế hoạch 162/KH-UBND ngày 10/8/2015 của UBND Thành phố Hà Nội về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới trên địa bàn Thủ đô và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội năm 2016

- Huy động và tạo điều kiện thuận lợi để các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp và nhân dân Thủ đô tham gia phát triển du lịch, đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm, nâng cao tính liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị vì mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp và xứng đáng là trung tâm du lịch của cả nước và trong khu vực.

2. Yêu cầu

- Đảm bảo các hoạt động du lịch có tính khả thi, phù hợp với tình hình thực tiễn và đạt hiệu quả khi triển khai thực hiện vì mục tiêu xây dựng Hà Nội trở thành điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn”.

- Các đơn vị liên quan chủ động phối hợp triển khai kế hoạch theo nhiệm vụ được giao, kịp thời báo cáo UBND thành phố kết quả thực hiện.

3. Chỉ tiêu

- Phấn đấu số lượng khách du lịch đến Hà Nội đạt 21,165 triệu lượt khách, tăng 6,95% so với năm 2015, trong đó bao gồm: 3,765 triệu khách quốc tế tăng 12,05%. 17,4 triệu khách nội địa tăng 5,9% so với năm 2015.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 60.045 tỷ đồng, tăng 8,11% so với năm 2015.

II. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội về phát triển du lịch

- Tổ chức quán triệt Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của Chính phủ về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 2/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc đẩy phát triển du lịch, Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 4/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến sâu rộng và vận động mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp phối hợp, liên kết tham gia xây dựng sản phẩm, xây dựng môi trường du lịch văn minh, lịch sự, tôn trọng pháp luật, thân thiện, chất lượng và hoàn chỉnh để thu hút khách du lịch thông qua nhiều nội dung, hình thức đa dạng và phong phú, như việc: Tổ chức các hội nghị, các cuộc tọa đàm xây dựng sản phẩm du lịch giữa Sở Du lịch Hà Nội với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Tuyên truyền, quảng bá thông qua việc xây dựng hệ thống biển màn hình LED tuyên truyền, quảng bá du lịch Hà Nội. Xây dựng Pano tuyên truyền, quảng bá về du lịch trên các tuyến quốc lộ giáp ranh với các tỉnh bạn. Sửa chữa, in và căng mặt biển tuyên truyền, quảng bá về du lịch Hà Nội. Phối hợp và hỗ trợ tuyên truyền về du lịch Hà Nội trên hệ thống thông tin đại chúng của Trung ương và thành phố. Thiết kế, sản xuất các sản phẩm quà tặng du lịch; ấn phẩm quảng bá Du lịch Hà Nội.

2. Tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho phát triển du lịch

- Trình Thành ủy Hà Nội ban hành Chương trình công tác của Thành ủy nhiệm kỳ 2015- 2020 về “Phát triển toàn diện du lịch Thủ đô đến năm 2020”. Trình HĐND Thành phố ban hành Nghị quyết về “Phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020”.

- Ban hành Kế hoạch hành động thực hiện chương trình của Thành ủy và Nghị quyết của HĐND về phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020; Quy chế quản lý cơ sở lưu trú du lịch; Quy chế quản lý khu, điểm, tuyến du lịch trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Quyết định thành lập Trung tâm hỗ trợ du khách và phát triển du lịch và Phòng Hợp tác quốc tế thuộc Sở Du lịch thành phố Hà Nội. Kế hoạch hoạt động của Ban chỉ đạo phát triển du lịch thành phố Hà Nội năm 2016.

- Chú trọng thực hiện công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch: Hoàn thành việc xây dựng chương trình mục tiêu thành phố về phát triển du lịch đến năm 2020; điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp thực tiễn quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Hoàn thành lập, phê duyệt quy hoạch phát triển khu du lịch Ba Vì - Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

- Kêu gọi nhà đầu tư chiến lược tham gia phát triển du lịch khu vực Hồ Tây ( Hồ nước, trên không và xung quanh Hồ); Sông Hồng và 2 bên sông Hồng để phát triển du lịch; xây dựng đặc khu du lịch tại Đông Anh.

- Triển khai hợp tác phát triển sản phẩm du lịch với các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nâng cấp phát triển điểm đến du lịch Hoàng Thành Thăng Long. Thực hiện chuẩn hóa và phát hành các bài thuyết minh tại các điểm đến du lịch trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xây dựng và triển khai “Bản đồ số Hà Nội” theo công nghệ GIS.

- Tạo điều kiện về ngân sách, quỹ đất và triển khai các giải pháp để sớm khai thác, phát triển không gian du lịch Hồ Tây; xây dựng điểm trung chuyển dành cho khách du lịch đến Hà Nội. Nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch tại các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội.

- Tập trung tạo dng sản phẩm du lịch hoàn chỉnh theo các trục trọng tâm: Khu vực Phố cổ, phố cũ và Hồ Hoàn Kiếm; Khu vực xung quanh Hồ Tây với bãi 2 bên Sông Hồng tcầu Thăng Long đến cầu Thanh Trì. Khu vực Đông Anh gắn với du lịch tâm linh Cổ Loa - Múa rối nước Đào Thục và khai thác sản phẩm du lịch nông nghiệp công nghệ cao. Khu vực trung tâm chính trị Ba Đình gắn với Hoàng Thành Thăng Long và Văn Miếu - Quốc Tử Giám. Khu vực Ba Vì và vùng phụ cận: Làng cổ Đường Lâm, làng nghề Vạn Phúc, Làng nghề Thường Tín, làng nghề Bát Tràng.

3. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch thông qua việc tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch

- Phối hợp với các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế trên địa bàn Thành phố để kết nối, giới thiệu quảng bá, hợp tác phát triển du lịch tại thị trường quốc tế và ngược lại.

- Mở rộng thị trường tiềm năng trong khu vực và quốc tế; tăng cường tuyên truyền, hợp tác, quảng bá, xúc tiến, liên kết điểm đến du lịch Hà Nội với các thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức đoàn tham gia hội chợ du lịch quốc tế, tập trung vào các thị trường Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Trung quốc, Nhật, Hàn Quốc, Indonesia... Mời các Hiệp hội, doanh nghiệp tham gia hợp tác phát triển du lịch xây dựng hình ảnh du lịch Hà Nội thân thiện, mến khách, hấp dẫn và chất lượng. Năm 2016, tổ chức đoàn tham gia hợp tác, xúc tiến, triển lãm du lịch quốc tế tại Hội nghị Hội đồng xúc tiến du lịch Châu Á (CPTA) thường niên lần thứ 15. Tham dự hội nghị Ban Điều hành Tổ chức Xúc tiến Du lịch các thành phố Châu Á-Thái Bình Dương (TPO). Hợp tác song phương với một số Thành phố CPTA: Tokyo, Kualalumpur - New Delhi, Jakarta,.. Đón đoàn doanh nghiệp và báo chí Hàn Quốc đến khảo sát điểm đến du lịch Hà Nội để tuyên truyền và gửi khách đến Thủ đô (Fam trip). Tổ chức Hội chợ du lịch quốc tế tại Nhật Bản; Mỹ; vương quốc Anh; Trung quốc.

[...]