UBND TỈNH BẾN TRE
SỞ
XÂY DỰNG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 206/SXD-QLXD
|
Bến Tre, ngày
04 tháng 7 năm 2008
|
HƯỚNG DẪN
CÔNG
TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THIẾT KẾ, THI CÔNG VÀ NGHIỆM THU KẾT CẤU BÊ TÔNG VÀ BÊ
TÔNG CỐT THÉP CHO CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP
Để thực hiện tốt công tác quản lý
chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Bến Tre theo quy định
của Luật Xây dựng, Sở Xây dựng Bến Tre hướng dẫn cụ thể một số nội dung thường
gặp trong thiết kế, thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép. Các nội dung khác tuân thủ các quy định hiện hành về tiêu
chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu và quản lý chất lượng công trình.
I. Quy định chung:
Để đảm bảo chất lượng công trình xây
dựng, trong công tác thiết kế, thi công và nghiệm thu kết cấu bê tông
và bê tông cốt thép cho các công trình xây dựng, phải tuân thủ các quy
định, tiêu chuẩn xây dựng sau:
- Luật Xây dựng;
- Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình;
- Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18
tháng 4 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về
quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng
7 năm 2005 của Bộ Xây dựng Hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng
công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động
xây dựng;
- Các tiêu chuẩn
thiết kế:
+ TCXDVN 356 : 2005: Kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế;
+ TCVN 4612 : 1988: Hệ thống tài liệu thiết
kế xây dựng - Kết cấu bê tông cốt thép - Ký hiệu quy ước và thể hiện bản vẽ;
+ TCVN 4608 : 1988:
Hệ thống tài liệu thiết kế xây dựng - Chữ và chữ số trên bản vẽ xây dựng;
+ TCVN 5572 : 1991: Hệ thống tài liệu thiết
kế xây dựng - Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép - Bản vẽ thi công;
+ TCVN 6048 : 1995: Bản vẽ nhà và công trình
xây dựng - Ký hiệu cho cốt thép bê tông;
+ TCVN 5898 : 1995: Bản vẽ xây dựng và công
trình dân dụng - Bản thống kê cốt thép;
+ TCVN 2737 : 1995: Tải trọng và tác động -
Tiêu chuẩn thiết kế;
+ TCVN 1651 : 1985: Thép cốt bê tông cán
nóng;
+ TCVN 3101 : 1979: Dây thép các bon thấp kéo
nguội dùng làm cốt thép bê tông;
+ TCVN 3100 : 1979: Dây thép tròn dùng làm
cốt thép bê tông ứng lực trước;
+ TCVN 6284 : 1997: Thép cốt bê tông dự ứng
lực (Phần 1–5);
+ TCXD 327 : 2004: Kết cấu bê tông cốt thép -
Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển;
+ TCVN 197 : 1985: Kim loại - Phương pháp
thử kéo;
+ TCXD 227 : 1999: Cốt thép trong bê tông -
Hàn hồ quang;
+ TCVN 3223 : 1994: Que hàn điện dùng cho thép
các bon và thép hợp kim thấp;
+ TCVN 3909 : 1994: Que hàn điện dùng cho
thép các bon và hợp kim thấp - Phương pháp thử;
+ TCVN 1691 : 1975: Mối hàn hồ quang điện
bằng tay;
+ TCVN 3993 : 1993: Que hàn điện dùng cho
thép các bon và hợp kim thấp - Phương pháp thử.
- Các tiêu chuẩn thi
công và nghiệm thu:
+ TCVN 4453 : 1995: Kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép toàn khối - Quy phạm thi công và nghiệm thu;
+ TCXDVN 390 : 2007: Kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép lắp ghép - Quy phạm thi công và nghiệm thu;
+ TCVN 5724 : 1993: Kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép - Điều kiện tối thiểu để thi công và nghiệm thu;
+ TCVN 1651 : 1985: Thép cốt bê tông cán nóng;
+ TCVN 2682 : 1999: Xi măng Pooclăng - Yêu
cầu kỹ thuật;
+ TCVN 6260 : 1997: Xi măng Pooclăng hỗn hợp
- Yêu cầu kỹ thuật;
+ TCVN 7570 : 2006: Cốt liệu cho bê tông và
vữa - Yêu cầu kỹ thuật;
+ TCXDVN 302 : 2004: Nước trộn bê tông và vữa
- Yêu cầu kỹ thuật;
+ TCXDVN 307 : 2003: Bê tông nặng - Phương
pháp xác định hàm lượng xi măng trong kết cấu bê tông cốt thép;
+ TCXDVN 391 : 2007: Bê tông nặng - Yêu cầu
dưỡng ẩm tự nhiên;
+ TCVN 3105 : 1993: Bê tông nặng - Lấy mẫu,
chế tạo và bảo dưỡng mẫu thử;
+ TCVN 3106 : 1993: Bê tông nặng, phương pháp
thử độ sụt;
+ TCVN 3118 : 1993: Bê tông nặng - Phương
pháp xác định cường độ nén;
+ TCVN 3119 : 1993: Bê tông nặng - Phương
pháp xác định cường độ kéo khi uốn;
+ TCVN 5718 : 1993: Mái bằng và sàn bê tông
cốt thép trong công trình xây dựng - Yêu cầu chống thấm nước;
+ TCXDVN 305 : 2004: Bê tông khối lớn - Quy
phạm thi công và nghiệm thu;
+ TCXDVN 327 : 2004: Kết cấu bê tông cốt thép
- Yêu cầu bảo vệ chống ăn mòn trong môi trường biển.
Ngoài các quy định, tiêu chuẩn xây dựng nêu
trên, cần tham khảo áp dụng các quy định, tiêu chuẩn hiện hành có liên quan tại
thời điểm thực hiện.
II. Đối với công tác
thiết kế:
Thiết kế phải căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện
hành (không được áp dụng các tiêu chuẩn đã bị thay thế); có đầy đủ các bảng
thuyết minh tính toán làm cơ sở để thẩm tra; hồ sơ thiết kế chỉ được nghiệm thu
sau khi chủ đầu tư cho tiến hành thẩm tra đạt yêu cầu.
Trong hồ sơ thiết kế kết cấu bê tông và bê
tông cốt thép: Tư vấn thiết kế phải thể hiện rõ ràng các vị trí đặt cốt thép,
chiều dài của từng thanh thép theo từng đoạn của hình dáng thanh thép, góc uốn
của thanh thép, vị trí mối nối cốt thép, biện pháp nối cốt thép (nối buộc hay
nối hàn), chiều dài mối nối, cấp độ bền của bê tông, nhóm thép sử dụng, loại
cốt liệu bê tông (cát, đá, xi măng).
Các chữ số và kí hiệu trên bản vẽ phải rõ
ràng, đảm bảo theo TCVN 4608:1988; Tỉ lệ và kí hiệu theo TCVN 4612 : 1998.
Để đảm bảo chất lượng, tránh lãng phí trong
công tác khi thiết kế kết cấu bê tông cốt thép của mọi loại công trình, cường
độ tính toán của các loại thép lấy theo bảng dưới đây (trừ những kết cấu làm
việc trong điều kiện đặc biệt và kết cấu chuyên ngành có chỉ dẫn thiết kế
riêng).
Bảng cường độ tính
toán của cốt thép thanh khi tính toán theo các trạng thái giới hạn thứ nhất
Nhóm thép thanh
|
Cường độ chịu kéo,
MPa
|
Cường độ chịu nén RSC
|
Cốt thép dọc RS
|
Cốt thép ngang (cốt
thép đai, cốt thép xiên) RSW
|
CI;
A-I
|
225
|
175
|
225
|
CII;
A-II
|
280
|
225
|
280
|
A-III
có
đường kính, mm
|
6
8
|
355
|
285*
|
355
|
CIII,
A-III
có
đường kính, mm
|
10
40
|
365
|
290*
|
365
|
CIV,
A-IV
|
510
|
405
|
450**
|
A-V
|
680
|
545
|
500**
|
A-VI
|
815
|
650
|
500**
|
AT-VII
|
980
|
785
|
500**
|
A-IIIB
|
có
kiểm soát độ giãn dài và ứng suất
|
490
|
390
|
200
|
chỉ
kiểm soát độ giãn dài
|
450
|
360
|
200
|
Ghi chú: các giá
trị có dấu (*) và (**) xem thêm trong Bảng 21 của TCXDVN 356 : 2005 (trang
47)
|
|
|
|
|
|
|
Trong thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt
thép, cần chỉ định loại cốt liệu sử dụng, (ví dụ: bê tông cấp độ bền B15 [xi
măng PC40, đá 1x2 (dmax=20mm, (40÷70)% cỡ 0,5x1 cm và (60÷30)% cỡ
1x2 cm], cát vàng).
Trong quá trình thi công tư vấn thiết kế giám
sát tác giả; kiểm tra và nghiệm thu các kết cấu bê tông quan trọng theo yêu cầu
của chủ đầu tư để kịp thời xử lý những sai sót nếu có.
III. Đối với công tác
thi công và nghiệm thu:
Để đảm bảo công trình đạt chất lượng tốt, yêu
cầu các đơn vị thi công công trình xây dựng phải tuân thủ các tiêu chuẩn xây
dựng hiện hành. Bên cạnh đó, chủ đầu tư và nhà thầu thi công phải thực hiện
nghiêm túc các nội dung sau:
1. Công tác kiểm tra
cốt thép:
1.1. Không sử dụng các loại cốt thép khi
không rõ nguồn gốc đưa vào xây dựng công trình (Yêu cầu các loại thép khi sử
dụng đưa vào xây dựng công trình phải có giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm
của nhà sản xuất kèm theo hóa đơn mua hàng).
a. Cách nhận biết ký hiệu một số loại thép
theo bảng sau:
TT
|
Tên, loại thép
|
Ký hiệu trên cây
thép tiêu chuẩn
|
Ký hiệu trên cây
thép nhái (gia công)
|
1
|
Thép
Hoà Phát
|
DANI
|
|
2
|
Thép Việt - Úc
|
V - UC
|
VUA, VU-C, VUC
|
3
|
Thép
Thái Nguyên CII,
Ví
dụ thép TICO Thái Nguyên 18 ghi
|
TISCO D18
|
TIZCO, IJZQO
|
4
|
Thép Thái Nguyên CIII
|
TISCO 3 TISCO
|
|
5
|
Thép Việt - Nhật
|
|
|
6
|
Thép Miền Trung
|
MT
|
|
7
|
Thép Miền Nam
|
V
|
|
8
|
Thép Tây Đô
|
|
|
9
|
Thép Pomina
|
|
|
10
|
Thép Việt - Sinh
|
N
S
V
|
|
11
|
Thép Việt - Hàn
|
VPS
|
VP
|
12
|
Thép Việt - Ý
|
VIS
|
|
b. Thép tiêu chuẩn: Là loại thép phải có
nguồn gốc, có chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất, đã được đăng ký chất lượng
của cơ quan có thẩm quyền.
Đặc điểm bề ngoài: đường kính tròn, gờ, gân
đều, sắc nét, màu sẫm.
c. Thép gia công:
- Không có ký hiệu trên cây thép, hoặc có ký
hiệu nét chữ mờ, không rõ ràng, không sắc nét.
- Nhại lại ký hiệu của các doanh nghiệp đã có
cấp chứng chỉ và có uy tín trên thị trường xây dựng.
- Màu sắc không đồng đều trên cây thép, màu
đỏ gạch hoặc xám nhạt; các cây trong lô không đều về hình dáng, kích thước.
- Dọc thân cây thép còn lộ nếp cuộn khi cán.
- Độ ô van lớn, gai không nổi hoặc quá nổi
trên cây thép, đường gai thô hoặc mảnh hơn thép tiêu chuẩn.
1.2. Kiểm tra đường kính thép bằng cách cân
trọng lượng:
Đường kính thép được xác định theo cách sau:
- Cắt một đoạn thép dài đúng 1m để cân kiểm
tra khối lượng Q (gam).
- Đường kính thực của cây thép được tính
theo công thức sau:
- Đường kính cốt thép phải đảm bảo không được
nhỏ hơn 2% so với đường kính thiết kế.
2. Công tác kiểm tra
cốp pha, cây chống:
- Thực hiện theo tiêu chuẩn hiện hành và phải
tinh toán chi tiết đà đỡ cốp pha, vị trí cây chống; trong các công tác thi công
các phức tạp, phải có biện pháp cụ thể và phải được chủ đầu tư chấp thuận mới
được tiến hành thi công.
- Không được sử dụng gỗ dừa, gỗ tạp để làm
cốp pha hay chèn cát để tạo lổ chờ trong thi công bê tông, chỉ được sử dụng
cốp pha cây chống gỗ theo quy định, khuyến khích dùng cốp pha thép định hình,
hệ cây chống bằng ống thép tiêu chuẩn.
3. Trách nhiệm của
chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và nhà thầu thi công trong công tác thi công bê
tông và bê tông cốt thép:
3.1. Công tác ghi chép nhật ký trong quá
trình thi công:
- Nhật ký thi công xây dựng công trình là tài
liệu gốc về thi công công trình (hay hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông
tin nội bộ của nhà thầu thi công xây dựng; Trao đổi thông tin giữa chủ đầu tư,
nhà thầu thi công xây dựng, nhà thầu thiết kế xây dựng công trình. Sổ nhật ký
thi công xây dựng công trình được đánh số trang, đóng dấu giáp lai của nhà thầu
thi công xây dựng.
- Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công
xây dựng của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào sổ nhật ký thi công
xây dựng theo các nội dung quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số
209/2004/NĐ-CP gồm: danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát; Kết
quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường; Những ý kiến về xử
lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất
lượng công trình xây dựng; Những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công.
- Nhà thầu thi công xây dựng công trình ghi
nhật ký thi công xây dựng công trình theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 19
của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP có các nội dung: danh sách cán bộ kỹ thuật của
nhà thầu tham gia xây dựng công trình (ghi rõ chức danh và nhiệm vụ của từng
người); Diễn biến tình hình thi công hàng ngày, tình hình thi công từng loại
công việc, chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện; Mô tả vắn tắt phương pháp thi
công; Tình trạng thực tế của vật liệu, cấu kiện sử dụng; Những sai lệch so với
bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên nhân, kèm theo biện pháp sửa chữa; Nội dung
bàn giao của ca thi công trước đối với ca thi công sau; Nhận xét của bộ phận
quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công xây dựng.
3.2. Thiết kế thành phần cấp phối trộn bê
tông:
Đối với bê tông có cấp độ bền nén từ B10 (trước
đây gọi là Mác 150) trở lên, nhà thầu thi công có trách nhiệm thiết kế thành
phần cấp phối bê tông theo loại cốt liệu và cấp độ bền được quy định trong hồ
sơ thiết kế. Trên cơ sở thành phần cấp phối đó, nhà thầu tiến hành đổ mẫu thử
và đem thí nghiệm, chỉ sử dụng thành phần cấp phối đã thiết kế để đổ bê tông
khi kết quả thí nghiệm đạt yêu cầu; Trong trường hợp cần thi công nhanh thì có
thể vừa đổ mẫu thử để thí nghiệm vừa có thể đổ bê tông các kết cấu, tuy nhiên
nhà thầu thi công chịu trách nhiệm nếu kết quả thí nghiệm không đạt yêu cầu.
3.3. Công tác lấy mẫu vật liệu xây dựng, mẫu
bê tông hiện trường.
- Giám sát thi công của chủ đầu tư và kỹ
thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng cùng có mặt tại hiện trường để
lấy mẫu vật liệu: Cát, đá, sỏi, thép, nước để đổ bê tông. Đóng gói và niêm
phong, đưa đến phòng thí nghiệm để xác định chỉ tiêu, cơ lý của vật liệu trước
khi đưa vào xây dựng công trình.
- Trong quá trình thi công, giám sát thi công
của chủ đầu tư và kỹ thuật thi công của nhà thầu thi công xây dựng công trình
phải lấy mẫu bê tông tại hiện trường, giám sát thi công của chủ đầu tư ký xác
nhận trên tem và dán lên mẫu sau khi đúc mẫu bê tông.
- Các mẫu bê tông được lấy tại nơi đổ bê tông
và được bảo dưỡng ẩm theo TCVN 3105 : 1993; Các mẫu thí nghiệm được lấy theo
từng tổ, mỗi tổ mẫu gồm viên 3 mẫu được lấy cùng một lúc và ở cùng một chỗ theo
quy định của TCVN 3105 : 1993. Kích thước viên mẫu chuẩn là 150mm x 150mm x 150mm.
Số lượng tổ mẫu được quy định theo khối lượng như sau:
+ Đối với bê tông khối lớn: cứ 500 m3
lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong 1 khối đổ lớn hơn 1000 m3,
cứ 250 m3 lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng bê tông trong 1 khối đổ ít hơn
1000 m3.
+ Đối với các móng lớn, cứ 100 m3
bê tông lấy một tổ mẫu, nhưng vẫn lấy 1 tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 100 m3.
+ Đối với bê tông móng bệ máy có khối lượng
đổ lớn hơn 50 m3 thì cứ 50m3 lấy 1 tổ mẫu, nhưng vẫn lấy
1 tổ mẫu khi khối lượng ít hơn 50 m3.
+ Đối với khung và các kết cấu mỏng (cột,
dầm, bản, vòm ...) cứ 20 m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng vẫn lấy 1 tổ
mẫu khi khối lượng ít hơn 20 m3.
+ Đối với bê tông nền, mặt đường (đường ôtô,
đường băng ...) cứ 200 m3 bê tông lấy 1 tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng
bê tông ít hơn 200 m3 thì vẫn phải lấy 1 tổ mẫu.
+ Để kiểm tra tính chống thấm nước của bê
tông, cứ 500 m3 lấy 1 tổ mẫu, nhưng nếu khối lượng bê tông ít hơn
500 m3 thì vẫn phải lấy 1 tổ mẫu.
3.4. Đối với công tác nghiệm thu:
Căn cứ vào hồ sơ thiết kế đã được phê duyệt;
Các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được áp dụng; Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm
theo hợp đồng xây dựng; Phiếu yêu cầu nghiệm thu, biên bản nghiệm thu nội bộ,
nhật ký công trình; Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, phiếu
thí nghiệm bê tông hiện trường và các thiết bị phục vụ cho công tác thi công
của nhà thầu. Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu chi tiết các kết cấu bê tông của
công trình. Nội dung nghiệm thu phải tuân thủ đúng theo điểm 5 Điều 1 của
Nghị định số 49/2008/NĐ-CP.
Để
chất lượng công trình vững bền theo tuổi thọ cấp công trình, công tác thiết kế,
thi công và nghiệm thu kết
cấu bê tông và bê tông cốt thép cần đặc biệt quan tâm. Đề nghị các chủ đầu
tư, nhà
thầu thiết kế, nhà thầu xây dựng và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động xây
dựng
cần thực hiện tốt các nội dung hướng dẫn này, không tuân thủ hướng dẫn này là
không tuân thủ tiêu chuẩn thiết kế, thi công, nghiệm thu và quản lý
chất lượng công trình; Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc
đề nghị gửi văn bản về Sở Xây dựng để tổng hợp giải quyết.
Nơi nhận:
-
Bộ Xây dựng (báo cáo);
- UBND
tỉnh Bến Tre (báo cáo);
-
Các Sở: GTVT, CT,
NN&PTNT;
- UBND các huyện, thị (để triển khai);
- Các chủ đầu tư có XDCT (để triển khai);
- GĐ, Phó GĐ-SXD;
- Phòng QLXD/TTr-SXD;
- Ban QLDA chuyên ngành XD;
- TT Tư vấn và Kiểm định XD;
- Lưu VT.
|
KT.GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
Bùi Trang Thuận
|
PHỤ LỤC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
......, ngày ... tháng ... năm 200...
BIÊN
BẢN LẤY MẪU THÉP
Tên công trình..............................................................................................................
Hạng mục
....................................................................................................................
Hôm nay tại công trình, chúng tôi gồm có:
Bên A: (giám sát thi công của chủ đầu tư) Ông
...........................................................
Bên B: (kỹ thuật thi công trực tiếp) Ông
..............................................................
Cùng nhau tiến hành lấy mẫu thép tại hiện
trường để kiểm tra tính chất cơ lý.
Mẫu thép được lấy như sau: (mỗi chủng loại
lấy 3 mẫu)
Số TT
|
Loại thép
|
Nơi sản xuất
|
Khối lượng thép
|
Đường kính thép
|
Chiều dài mẫu
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY
DỰNG
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
KỸ THUẬT THI CÔNG
TRỰC TIẾP
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------------
......, ngày ... tháng ... năm 200...
BIÊN
BẢN LẤY MẪU BÊ TÔNG HIỆN TRƯỜNG
Tên công trình:
.........................................................................................................
Hạng mục:
................................................................................................................
Cấu kiện, vị trí : ..........................................................................................................
Hôm nay, tại công trình đang thi công, đại
diện chúng tôi gồm:
Bên A: (giám sát thi công của chủ đầu tư) Ông
.........................................................
Bên B: (kỹ thuật thi công trực tiếp) Ông
..............................................................
Cùng nhau tiến hành lấy mẫu bê tông trực tiếp
tại hiện trường để kiểm tra:
- Số lượng mẫu: ...........................
- Kích thước mẫu: ........................................
- Thành phần cốt liệu:
.........................................................................................
- Xi măng:
...................................................................................................
- Cát:
...........................................................................................................
- Đá:
....................................................................................................
- Cấp độ bền bê tông thiết kế:
...............................................................................
GIÁM SÁT THI CÔNG
XÂY DỰNG
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
KỸ THUẬT THI CÔNG
TRỰC TIẾP
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
MẪU TEM DÁN LÊN MẪU
BÊ TÔNG ĐỔ TẠI HIỆN TRƯỜNG
ĐỂ THÍ NGHIỆM KIỂM
TRA CƯỜNG ĐỘ
MẪU BÊ TÔNG HIỆN
TRƯỜNG
Công trình:
.......................................................................................................
Hạng mục:
.......................................................................................................
Cấu kiện, vị trí:
................................................................................................
Mẫu: (1/3)
Ngày lấy mẫu: ngày..............tháng
..............năm ................
GIÁM SÁT THI CÔNG
XÂY DỰNG
(ký,
ghi rõ họ tên)
|
KỸ THUẬT THI CÔNG
TRỰC TIẾP
(ký, ghi rõ họ tên)
|
|