Hướng dẫn 03/HD-LN năm 2015 thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ-CP, trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Số hiệu 03/HD-LN
Ngày ban hành 30/01/2015
Ngày có hiệu lực 30/01/2015
Loại văn bản Hướng dẫn
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Trần Xuân Thành,Tạ Ngọc Giáo,Trần Ngọc Tuấn,Vũ Mạnh Hiền,Nguyễn Hữu Rong,Nguyễn Tiến Vỳ,Dương Thị Tài
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Đầu tư

UBND TỈNH THÁI BÌNH
LIÊN NGÀNH: KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - TÀI CHÍNH - NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT - TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG - KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ - LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI - CỤC THUẾ TỈNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 03/HD-LN

Thái Bình, ngày 30 tháng 01 năm 2015

 

HƯỚNG DẪN

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ VÀO NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH 210/2013/NĐ-CP NGÀY 19/12/2013 CỦA CHÍNH PHỦ, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH.

Căn cứ Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (sau đây gọi tắt Nghị định 210/2013/NĐ-CP);

Căn cứ Chỉ thị 09/CT-TTg ngày 25/4/2014 của Thủ tướng Chính về việc triển khai thực hiện Nghđịnh số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;

Căn cứ Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT ngày 30/9/2014 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (sau đây gọi tắt Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT);

Căn cứ Quyết định 12/2014/QĐ-UBND ngày 25/8/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy định về thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Bình (sau đây gọi tắt Quyết định 12/2014/QĐ-UBND);

Căn cứ Quyết định 2953/QĐ-UBND ngày 10/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung một số Quy định thực hiện cơ chế Một cửa liên thông trong hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Bình (sau đây gọi tắt là Quyết định 2953/QĐ-UBND);

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh tại Công văn số 3086/UBND-KHTC ngày 09/10/2014; trong đó có giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan nghiên cứu, tổ chức triển khai thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 05/2014/TT-BKHĐT,

Liên ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Lao động Thương binh và Xã hội, Cục thuế tỉnh hướng dẫn thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình như sau:

I. Đối tượng áp dụng:

1. Doanh nghiệp được thành lập và đăng ký hoạt động theo Luật Doanh nghiệp được nhận ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định tại Nghị định 210/2013/NĐ- CP.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan trong việc thực hiện chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

II. Giải thích từ ngữ:

1. Dự án nông nghiệp ưu đãi đầu tư là dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu trong nông nghiệp và nông thôn tại Phụ lục 01, thực hiện tại địa bàn huyện Tiền Hải, huyện Thái Thụy.

2. Dự án nông nghiệp khuyến khích đầu tư là dự án thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu trong nông nghiệp và nông thôn tại Phụ lục 01, thực hiện tại địa bàn nông thôn khác của tỉnh (không bao gồm phường thuộc thành phố Thái Bình).

3. Ngày dự án hoàn thành đi vào hoạt động được xác định như sau:

a) Trường hợp ngày xây dựng thực tế hoàn thành trước hoặc sau ngày dự án được duyệt thì tính theo ngày thực tế.

b) Trường hợp dự án có nhiều hạng mục công trình hoặc giai đoạn xây dựng độc lập với nhau thì ngày xây dựng hoàn thành tính theo từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập đó. Trường hợp không thể tính riêng được từng hạng mục hoặc giai đoạn xây dựng độc lập thì thời gian xây dựng hoàn thành được tính theo hạng mục công trình có tỷ trọng vốn lớn nhất và đã có sản phẩm được nghiệm thu.

4. Diện tích đất trồng cây dược liệu của dự án là diện tích đất mà doanh nghiệp được Nhà nước cho thuê hoặc diện tích đất do doanh nghiệp liên doanh, liên kết với tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hoặc diện tích đất do doanh nghiệp thuê, mượn của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.

5. Nhà máy chế biến nông lâm thủy sản quy mô lớn, đã đầu tư, sử dụng nhiều lao động, có tác động lớn đến kinh tế - xã hội địa phương là nhà máy có doanh thu hàng năm trên 100 tỷ đồng hoặc có ít nhất 200 lao động có hợp đồng dài hạn và được đóng bảo hiểm xã hội.

6. Công suất thực tế nhà máy hoặc công suất thiết bị thực tế nhà máy/cơ sở chế biến nông lâm thủy sản, cơ sở giết mổ gia súc gia cầm là công suất sản phẩm thực tế mà nhà máy/cơ sở đó tạo ra trong một thời gian nhất định (tối thiểu 4 giờ làm việc), được nghiệm thu nhân (x) với thời gian làm việc của nhà máy/cơ sở đó trong năm sản xuất. Thời gian làm việc tối đa của nhà máy/cơ sở được tính hỗ trợ là 300 ngày/năm.

Trường hợp nguyên liệu được thu hoạch theo mùa vụ thì thời gian làm việc của nhà máy/cơ sở tính theo mùa vụ cung ứng nguyên liệu và thời gian nguyên liệu dự trữ được trong năm; thời gian hoạt động cụ thể của nhà máy/cơ sở trong năm. Các sở, ngành thống nhất tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thời gian (ngày) hoạt động của nhà máy/cơ sở trong năm khi cấp Quyết định hỗ trợ đầu tư.

Trường hợp một dự án có nhiều sản phẩm thì mỗi sản phẩm được nghiệm thu độc lập.

7. Nguyên liệu nông, lâm, thủy sản hiện có tại địa phương gồm: Nguyên liệu tạo ra do nuôi, trồng, nguyên liệu tự nhiên được phép khai thác sử dụng theo pháp luật, nguyên liệu phát sinh do chuyển đổi mục đích sử dụng rừng trên địa bàn cấp tỉnh.

Căn cứ nguyên liệu hiện có, các sở, ngành tham mưu với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định quy mô công suất nhà máy/cơ sở chế biến, bảo quản nông lâm thủy sản được hỗ trợ khi cấp Quyết định hỗ trợ đầu tư.

8. Tỷ lệ nguyên liệu lúa, ngô, khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản và tỷ lệ sản phẩm nông, lâm, thủy sản của các cơ sở được hỗ trợ đầu tư, được quy định như sau:

a) Khối lượng nguyên liệu lúa, ngô, khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản của các cơ sở đề nghị hỗ trợ không quá sản lượng lúa, ngô, khoai, sắn, phụ phẩm thủy sản hàng năm thuộc vùng dự kiến quy hoạch cho cơ sở đó.

b) Khối lượng nguyên liệu nông, lâm, thủy sản của các cơ sở đề nghị hỗ trợ không quá sản lượng nông, lâm, thủy sản tương ứng hàng năm dự kiến quy hoạch cho cơ sở đó.

[...]