BỘ Y TẾ
CỤC QUẢN LÝ DƯỢC
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 7616/QLD-CL
V/v chuẩn bị hồ sơ đề nghị công bố thuốc có
chứng minh TĐSH
|
Hà Nội, ngày
21 tháng 5 năm 2013
|
Kính gửi:
|
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương;
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc;
- Các cơ sở có thuốc đăng ký, lưu hành tại Việt Nam.
|
Tiếp theo Quyết định số 2962/QĐ-BYT ngày 22/8/2012
của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy định tạm thời về các tài liệu cần
cung cấp để công bố các danh mục thuốc biệt dược gốc, thuốc tương đương điều trị
với thuốc biệt dược, thuốc có chứng minh tương đương sinh học,
Căn cứ các quy định tại Thông
tư số 08/2010/TT-BYT ngày 26/4/2010 của Bộ Y tế hướng dẫn báo cáo số liệu
nghiên cứu sinh khả dụng/ tương đương sinh học trong đăng ký thuốc;
Thông tư liên tịch số 01/2012/TTLT-BYT-BTC ngày 19/01/2012 của liên Bộ Y tế - Bộ
Tài chính hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế; Thông tư số 11/2012/TT-BYT
ngày 28/6/2012 của Bộ Y tế hướng dẫn lập hồ sơ mời thầu mua thuốc trong các cơ
sở y tế,
Cục Quản lý dược hướng dẫn cụ thể về hồ sơ đề
nghị công bố thuốc có chứng minh tương đương sinh học (TĐSH), bao gồm cả hồ sơ
báo cáo số liệu nghiên cứu TĐSH nộp kèm hồ sơ đăng ký thuốc (ĐKT) như sau:
I. Hồ sơ công bố thuốc có chứng minh
tương đương sinh học
Cơ sở đề nghị công bố thuốc có chứng minh
TĐSH cần cung cấp các hồ sơ được viết bằng tiếng Việt hoặc bằng tiếng Anh sau:
1. Văn bản đề nghị công bố thuốc có chứng minh
tương đương sinh học: theo mẫu tại Phụ lục 3 của Quyết định số 2962/QĐ-BYT ngày
22/8/2012 (nội dung này không áp dụng đối với các phần hồ sơ báo cáo số liệu
nghiên cứu TĐSH nộp kèm hồ sơ ĐKT).
2. Hồ sơ chứng minh tính pháp
lý của cơ sở nghiên cứu TĐSH: cơ sở đề nghị công bố phải cung cấp một trong các
loại giấy tờ pháp lý còn hiệu lực sau (bản gốc có hợp pháp hóa lãnh sự
hoặc bản copy có công chứng hợp lệ từ bản gốc đã hợp pháp hóa lãnh sự):
2.1. Giấy phép hoặc giấy chứng nhận cơ sở tham
gia nghiên cứu đủ điều kiện tiến hành các nghiên cứu sinh khả dụng/tương đương
sinh học do Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý dược nước sở tại cấp. Trường hợp không
cung cấp được giấy phép hoặc giấy chứng nhận trên, cơ sở có thể cung cấp thông
tin và bằng chứng về việc cơ sở tham gia nghiên cứu có tên trong danh sách các
cơ sở nghiên cứu được Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý dược nước sở tại công nhận.
2.2. Các giấy chứng nhận GCP và GLP (theo quy định
của nước sở tại) do cơ quan có thẩm quyền hoặc các tổ chức chứng nhận chất lượng
được công nhận cấp cho cơ sở nghiên cứu sinh khả dụng/tương đương sinh học
2.3.Trường hợp trong nghiên cứu, các pha lâm
sàng và pha phân tích được thực hiện tại 02 cơ sở riêng biệt, hồ sơ phải cung cấp
một trong hai loại giấy tờ pháp lý cấp cho mỗi cơ sở quy định tại điểm 2.1 hoặc
điểm 2.2 của mục này (giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện tiến hành nghiên cứu
hoặc giấy chứng nhận GCP/GLP tương ứng của mỗi cơ sở).
2.4. Giấy chứng nhận nghiên cứu sinh khả dụng/tương
đương sinh học đã được thanh tra đáp ứng các nguyên tắc GCP và GLP (theo quy định
tại nước sở tại) do Bộ Y tế hoặc cơ quan quản lý dược nước sở tại hoặc do cơ
quan có thẩm quyền của một trong các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nhật Bản, Úc,
Canada hoặc do cơ quan thẩm định, đánh giá các sản phẩm y tế của Châu Âu - EMA
cấp.
3. Báo cáo dữ liệu nghiên cứu TĐSH: nội dung và
cách thức trình bày phải tuân thủ theo biểu mẫu báo cáo nghiên cứu TĐSH theo
ASEAN hoặc theo ICH E3 tại Phụ lục đính kèm công văn này.
II. Yêu cầu đối với
thuốc đối chứng trong nghiên cứu tương đương sinh học
1. Đối với các thuốc yêu cầu phải
nộp báo cáo số liệu nghiên cứu TĐSH khi đăng ký thuốc quy định tại Thông tư số
08/2010/TT-BYT ngày 26/4/2010 của Bộ Y tế, thuốc đối chứng dùng trong nghiên cứu
phải đáp ứng các quy định tại Điều 5 của Thông tư số 08/2010/TT-BYT.
2. Đối với các thuốc generic ở
dạng bào chế quy ước có tác dụng toàn thân không thuộc các trường hợp quy định
tại khoản 1 - Điều 7 của Thông tư số 08/2010/TT-BYT ngày 26/4/2010
của Bộ Y tế, có chứa các dược chất không nằm trong Danh mục các dược chất yêu cầu
báo cáo số liệu nghiên cứu TĐSH khi đăng ký thuốc quy định tại Phụ lục 2 của
Thông tư số 08/2010/TT-BYT, thuốc đối chứng dùng trong nghiên cứu phải được lựa
chọn theo các nguyên tắc nêu tại Phụ lục 1 của Thông tư số 08/2010/TT-BYT.
3. Các thuốc đối chứng thuộc
Danh mục thuốc đối chứng do cơ quan quản lý các nước thuộc ICH và các nước liên
kết (Canada, Úc, Thụy Sĩ) ban hành được công nhận là đã đáp ứng các nguyên tắc lựa
chọn thuốc đối chứng quy định tại Phụ lục 1 - Thông tư số 08/2010/TT-BYT ngày
26/4/2010 của Bộ Y tế. Cơ sở đề nghị công bố thuốc có chứng minh TĐSH phải cung
cấp các Danh mục thuốc đối chứng do cơ quan quản lý của các nước thuộc ICH và
các nước liên kết ban hành chính thức (văn bản quy định hoặc đường dẫn thông
tin đến trang website công bố danh mục).
4. Cơ sở đề nghị công bố thuốc
có chứng minh TĐSH phải có trách nhiệm chứng minh thuốc đối chứng được lựa chọn
để thử nghiệm đáp ứng các nguyên tắc theo quy định, phải cung cấp thông tin đầy
đủ, chính xác về nước xuất xứ cũng như số lô sản xuất và hạn dùng của thuốc đối
chứng đã sử dụng trong nghiên cứu.
Cục Quản lý dược thông báo để Sở
Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh
thuốc biết và thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc,
đề nghị các doanh nghiệp có văn bản gửi về Cục Quản lý dược để xem xét./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên (để b/c);
- Cục trưởng Trương Quốc Cường (để b/c);
- Các phòng trong Cục, Tạp chí Dược & Mỹ phẩm, - Website Cục Quản lý dược;
- Lưu VT, CL.
|
KT CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Việt Hùng
|
PHỤ LỤC
BiỂU MẪU BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC
I. BIỂU
MẪU BÁO CÁO theo asean
1. Trang tiêu đề
1.1. Tên nghiên cứu
1.2. Tên và địa chỉ nhà tài trợ
1.3. Tên, người có thẩm quyền và
địa chỉ của đơn vị nghiên cứu
1.4. Tên và địa chỉ nghiên cứu
viên chính
1.5. Tên nghiên cứu viên lâm sàng/
cán bộ y tế
1.6. Tên, người phụ trách và địa
chỉ của cơ sở nghiên cứu lâm sàng
1.7. Tên, người phụ trách và địa
chỉ của cơ sở phân tích
1.8. Tên, người phụ trách và địa
chỉ của cơ sở phân tích thống kê, xử lý dữ liệu, tính toán dược động học
1.9. Tên và địa chỉ của các
nghiên cứu viên khác và người tham gia nghên cứu
1.10. Ngày bắt đầu và kết thúc của
các giai đoạn lấy mẫu, phân tích
1.11. Chữ ký, ngày ký của các
nghiên cứu viên, (nhân viên hành chính y tế, phụ trách QA, nếu áp dụng)
2. Tóm tắt nghiên cứu
3. Mục lục
4. Giải thích thuật ngữ và chữ
viết tắt
5. Giới thiệu
5.1 Dược lý học
5.2 Dược động học
5.3 Biến cố bất lợi
6. Mục tiêu nghiên cứu
7. Thông tin sản phẩm
7.1. Thông tin sản phẩm thuốc Thử (thuốc nghiên
cứu)
- Tên thương mại
- Tên dược chất, hàm lượng, dạng dùng
- Số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng
- Sự phù hợp của cỡ lô (có thể cung cấp bởi nhà
tài trợ)
- Công thức bào chế (có thể cung cấp bởi nhà tài
trợ)
- Tiêu chuẩn chất lượng thành phẩm (có thể cung
cấp bởi nhà tài trợ)
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất
7.2. Thông tin sản phẩm thuốc Chứng (thuốc đối
chứng)
- Tên thương mại
- Tên dược chất, hàm lượng, dạng dùng
- Số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất
- Tên và địa chỉ nhà nhập khẩu hoặc người có thẩm
quyền
7.3. Dữ liệu về tương đương bào chế
- So sánh hàm lượng dược chất/ hoạt lực (giữa mẫu
thuốc Thử và Chứng)
- Độ đồng đều đơn vị phân liều
7.4. So sánh quá trình hòa tan (có thể cung cấp
bởi nhà tài trợ)
7.5. Công văn / thư của người đăng ký/ nhà tài
trợ khẳng định rằng mẫu thuốc Thử dùng trong nghiên cứu giống như sản phẩm đăng
ký cấp phép lưu hành
8. Kế hoạch nghiên cứu
8.1. Thiết kế nghiên cứu lâm sàng
- Thiết kế nghiên cứu (chéo, song song)
- Thử trong trạng thái đói/ no
- Tiêu chuẩn chấp nhận, loại trừ,
hạn chế (với người tình nguyện)
- Tiêu chuẩn hóa điều kiện
nghiên cứu
- Cách dùng thuốc
- Loại dữ liệu người tình nguyện
không đánh giá
- Kiểm tra sức khỏe
- Dữ liệu về người tình nguyện,
số lượng, sai lệch so với đề cương
- Kế hoạch/ thời gian biểu lấy
mẫu, chuẩn bị/ xử lý mẫu, bảo quản, sai khác so với đề cương
- Thể tích máu đã lấy
- Giám sát người tình nguyện
- Yếu tố di truyền (nếu áp dụng)
8.2. Phác đồ nghiên cứu
- Lựa chọn liều – đơn liều, đa liều
- Nhận diện các thuốc nghiên cứu, liều dùng
- Ngẫu nhiên hóa
- Mù hóa
- Thời gian nghỉ giữa các giai
đoạn (rửa giải)
- Thể tích nước dùng để uống
thuốc
8.3. Bác cáo lâm sàng và an
toàn
- Biến cố bất lợi
- Phản ứng bất lợi liên quan tới thuốc
8.4. Thông số dược động học
- Định nghĩa và cách tính
8.5. Phân tích thống kê
- Dữ liệu
phân tích đã chuyển logarit (AUC, Cmax)
- Điều chỉnh theo thời gian lấy
mẫu
- t max,
- t ½
- Tiêu chuẩn chấp nhận tương
đương sinh học
- Dữ liệu ANOVA
- Độ tin cậy (Power)
8.6. Phương pháp phân tích và
thẩm định
- Mô tả phương pháp định lượng
- Phương pháp phát hiện
- Qui trình thẩm định và tóm tắt
kết quả
● Độ đặc hiệu;
● Độ đúng
● Độ chính xác;
● Khả năng thu hồi (Hiệu suất);
● Độ ổn định ;
● Giới hạn định lượng
● Độ tuyến tính
8.7. Dữ liệu về đảm bảo chất lượng
9. Kết quả và bàn luận
9.1. Kết quả nghiên cứu lâm
sàng
- Thông tin chung (đặc tính
nhân khẩu học) của người tình nguyện.
- Mô tả chi tiết giai đoạn lấy
mẫu.
- Những điểm khác so với đề
cương, nếu có.
- Dữ liệu về việc sử dụng thuốc,
hút thuốc, uống rượu, tiền sử bệnh và khám sức khỏe, dấu hiệu sinh tồn, và kết
quả xét nghiệm của người tình nguyện.
- Báo cáo về sự cố, phản ứng bất
lợi với cả thuốc Thử và Chứng.
9.2. Tóm tắt kết quả phân tích
9.3. Phân tích dược động học
- Nồng độ thuốc ở từng thời điểm
lấy mẫu, số liệu thống kê
- Bảng các thông số dược động học
của từng người tình nguyện,
- Đường biểu diễn nồng độ thuốc
trung bình trong huyết tương hoặc nước tiểu theo thời gian
- Đường biểu diễn nồng độ thuốc
trong huyết tương hoặc nước tiểu theo thời gian của từng người tình nguyện.
9.4. Phân tích thống kê
- Tính toán thống kê
- Các điểm dùng để tính Kel, t1/2
- Tóm tắt thống kê các thông số dược động học: AUCt,
% AUC ngoại suy, AUCinf, Cmax, tmax, t1/2
- Tóm tắt ý nghĩa thống kê của AUC và Cmax (khoảng
tin cậy 90% trung bình nhân thuốc Thử/ Chứng, tính trên số liệu đã chuyển
logarit) và tmax (theo giá trị P tính trên số liệu không chuyển
logarit).
- Dữ liệu tính tương tự với mẫu là nước tiểu: Ae và dAe/dt
(Ae tương ứng với AUC, (dAe/dt)max tương ứng với Cmax).
- Dao động trong cá thể
- Mức ý nghĩa của nghiên cứu (Power)
- Đánh giá ảnh hưởng của trình tự, giai đoạn và phác đồ
thử
- Bảng phân tích ANOVA, trung bình bình phương nhỏ nhất
cho mỗi thông số dược động học.
- Bảng tính khoảng tin cậy 90% của tỷ lệ các thông số dược
động học cần xem xét trên số liệu đã chuyển logarit
10. Kết luận
11. Phụ lục
11.1. Đề cương và phê duyệt
- Văn bản phê duyệt/ chấp thuận của cơ quan quản lý dược
(nếu áp dụng)
- Đề cương nghiên cứu và các bản
bổ sung, phê duyệt của Hội đồng đạo đức / hội đồng khoa học cơ sở
- Bản chấp thuận tham gia nghiên cứu của người tình nguyện
- Những nội dung khác so với đề cương
- Tổng hợp các biến cố bất lợi
- Tiêu chuẩn chất lượng và phiếu
kiểm nghiệm
11.2. Báo cáo thẩm định phương
pháp phân tích (bao gồm 20% sắc đồ phân tích)
11.3. Báo cáo phân tích (bao gồm
20% sắc đồ)
11.4. Chứng nhận cơ sở lâm sàng
(lấy mẫu), phòng xét nghiệm lâm sàng, phòng thí nghiệm phân tích (nếu có)
11.5. So sánh quá trình hòa tan
theo tỷ lệ giữa các hàm lượng khác nhau (nếu nghiên cứu BE chỉ thực hiện trên một
hàm lượng, nhưng đăng ký một vài hàm lượng khác nhau (do nhà tài trợ cung cấp).
II.
BiỂu mẪu báo cáo theo ICH E3
1. Trang tiêu đề
- Tên nghiên cứu
- Tên thuốc Thử
và thuốc Chứng
- Mục tiêu
nghiên cứu (indication studied)
- Mô tả tóm tắt
thiết kế nghiên cứu
- Tên nhà tài
trợ
- Mã số đề
cương nghiên cứu
- Pha nghiên cứu
- Ngày bắt đầu
nghiên cứu
- Ngày hòan
thành
- Nghiên cứu
viên chính: Tên, trình độ, địa chỉ
- Đại diện nhà
tài trợ: Tên, địa chỉ, số điện thoại
- Công bố về sự
tuân thủ GCP
- Ngày báo cáo
2. Tóm tắt nghiên cứu
● Tiêu đề, nghiên cứu viên,
Trung tâm nghiên cứu.
● Thời gian nghiên cứu
● Mục tiêu
● Phương pháp: Tổng số người
tình nguyện, liều thử, lấy mẫu máu, thời gian nghỉ
● Số người tình nguyện (kế hoạch
và phân tích)
● Tiêu chuẩn chấp nhận
● Thuốc Thử, liều, cách dùng
thuốc, số lô
● Thuốc Chứng, liều, cách dùng
thuốc, số lô
● Thời gian: chi tiết giai đoạn
I,II, đi lại
● Tiêu chuẩn đánh giá: Khoảng
tin cậy (CI) 90 % của Cmax, AUC
● Phương pháp phân tích
● Phần mềm tính dược động học
● Phương pháp thống kê
● Tóm tắt: Kết quả thuốc Thử và
Chứng, tỷ lệ
● Kết quả nghiên cứu: Tương
đương hoặc không tương đương
● Nhận xét về độ an toàn
● Ngày báo cáo
3. Mục lục
● Tên mục, trang số
● Danh mục các bảng
● Hình vẽ và đồ thị
● Danh mục các phụ lục, hồ sơ
người tình nguyện
● Trang chữ ký và phê duyệt
4. Giải thích thuật ngữ và
chữ viết tắt
Danh mục cho cả phần lâm sàng
và phân tích
5. Đạo đức
● Xem xét bởi Hội đồng đạo đức
(IEC) có Danh sách Chủ tịch hội đồng và các thành viên đính kèm trong phụ lục
● Thực hiện đảm bảo tính đạo đức:
Theo GCP của ICH, Tuyên ngôn Helsinki, và các phê duyệt khác theo qui định.
● Thông tin về người tình nguyện
và phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu: Thực hiện tuyển chọn và sàng lọc như thế
nào. Bao gồm các biểu mẫu trong phần phụ lục.
6. Các nghiên cứu viên và
cán bộ hành chính
● Nghiên cứu viên chính, nghiên
cứu viên lâm sàng
● Giám đốc nghiên cứu
● Người phân tích thống kê
● Người lập Báo cáo
● Địa chỉ của cơ sở lâm sàng,
phân tích, báo cáo, thống kê, trung tâm xét nghiệm, X quang, hội đồng đạo đức
● Giải thích tóm tắt vì sao phải
thực hiện nghiên cứu này: để phê duyệt một chế phẩm generic ? Để nghiên cứu so
sánh tốc độ và mức độ hấp thu giữa thuốc chứng – Thử ?; Để kiểm tra sinh khả dụng
cho một dạng thuốc mới ?
8. Mục tiêu nghiên cứu
● Mô tả mục tiêu tổng quát của
nghiên cứu
● Mục tiêu chi tiết theo đề
cương
9. Kế hoạch nghiên cứu
9.1 Thiết kế nghiên cứu tổng
quát và kế hoạch: tóm tắt nhưng phải rõ ràng, ví dụ thiết kế chéo, song song.
● Đề cương thực hiện -16.1.1
● Số lượng người tình nguyện
● Mù hóa/ngẫu nhiên hóa để phân
nhóm dùng thuốc.
● Trình tự và thời gian nghiên
cứu: sử dụng sơ đồ: phụ lục IIIa ,IIIb
● Chi tiết bữa ăn: Loại thức
ăn, thời gian cho ăn, chế độ thử khi no, đói
● Thời gian lưu giữ người tình
nguyện, thời gian nghĩ giữa các giai đoạn (rửa giải), việc đi lại , giai đoạn
I, II
9.2 Bàn luận về thiết kế nghiên
cứu, bao gồm việc lựa chọn nhóm đối chứng:
● Giải thích việc lựa chọn liều
thử, khoảng cách cho liều, khoảng thời gian lấy mẫu so với thời gian bán thải
(gấp mấy lần), lựa chọn thời gian rửa giải trong nghiên cứu chéo như thế nào.
● Nghiên cứu trong trạng thái
đói/no
● Đảm bảo tính khách quan (hạn
chế thiên vị, xác định kết quả theo cảm tính) bằng cách nào? bằng ngẫu nhiên mẫu,
mù hóa với người phân tích .
● Thiết kế nghiên cứu đặc biệt
9.3 Lựa chọn người tình nguyện
dùng trong nghiên cứu
9.3.1 Tiêu chuẩn chấp nhận: Lựa
chọn như thế nào, chiều cao, cân nặng, BMI, các xét nghiệm đặc biệt, giá trị
sàng lọc, bản thỏa thuận.
9.3.2 Tiêu chuẩn loại trừ: các
vấn đề về tim mạch, nghiện rượu, giá trị sàng lọc không đạt, mắc các bệnh khác
9.3.3 Loại người tình nguyện khỏi
số liệu nghiên cứu: chi tiết nếu có bất kỳ người tình nguyện nào rút khỏi
nghiên cứu.
9.4 Dùng thuốc nghiên cứu (Can
thiệp/ phác đồ thử)
9.4.1 Thuốc nghiên cứu: đường
dùng, liều
9.4.2 Nhận diện thuốc nghiên cứu:
Chi tiết về hàm lượng, số lô, ngày sản xuất, hạn dùng của Thuốc Thử và thuốc Chứng.
Hồ sơ về việc giao nhận, phân
phối, bảo quản
9.4.3 Phương pháp phân nhóm người
tình nguyện vào các nhóm dùng thuốc: ngẫu nhiên
9.4.4 Lựa chọn liều thử cho
nghiên cứu: cơ sở lựa chọn
9.4.5 Xác định thời gian dùng
thuốc cho mỗi người tình nguyện: mô tả rõ dùng thuốc liều đơn, uống với …., ăn
sau …., hoặc nghiên cứu trong trạng thái no, thời gian rửa giải, ngày và thời điểm
dùng thuốc cho mỗi người tình nguyện
9.4.6 Mù hóa
9.4.7 Điều trị trước đó và đồng
thời: thuốc gì, có ảnh hưởng tới nghiên cứu không, dùng khi nào, vì sao phải
dùng ?
9.4.8 Sự tuân thủ dùng thuốc
9.5 Những thay đổi về hiệu quả
và an toàn
9.5.1 Bàn luận về dược động học
và đánh giá an toàn, biểu đồ, bảng các thông số dược động học cho mỗi người
tình nguyện và phần mềm đã dùng
Những kiểm tra về độ an toàn đã
thực hiện, nêu chi tiết.
9.5.2 Sự phù hợp của các giá trị
đo được …
Các thời điểm lấy mẫu đã chọn để
xác định tmax, thời gian bán thải.
9.5.3 Hiệu quả sơ bộ/biến thiên
dược động học PK – xác định BE dựa trên Cmax, AUC
9.5.4 Xác định nồng độ thuốc:
Các mẫu đã lấy, mô tả phương pháp đã dùng để phân tích, chi tiết kết quả thẩm định
9.6 Dữ liệu về đảm bảo chất lượng
● Chi tiết về người giám sát –
bên ngoài, độc lập, nhà tài trợ, báo cáo
● Kiểm tra nội bộ để khẳng định
sự tuân thủ GCP, GLP, SOP
● Xác nhận của QA
9.7 Phương pháp thống kê đã ghi
trong đề cương và xác định cỡ mẫu
9.7.1 Kế hoạch phân tích và thống
kê
Phần mềm sử dụng, kiểm tra tính
tóan …
Sử dụng Annova để tính khoảng
tin cậy 90 % …
9.7.2 Xác định cỡ mẫu:
9. 8 Thay đổi trong quá trình nghiên
cứu: có bổ sung nào không ? Nếu không có bổ sung thì ghi tương tự.
10. Người tình nguyện
10.1 Người tình nguyện: số người
đã tham gia nghiên cứu, số người tham gia đầy đủ, số người bỏ cuộc? chi tiết số
người tình nguyện đã dùng thuốc trong mỗi giai đoạn
10.2 Nội dung khác so với đề
cương: mô tả nhưng điểm khác quan trọng trong quá trình thực hiện nghiên cứu
11. Đánh giá hiệu quả
11.1 Các dữ liệu đã phân tích:
Tổng số người tình nguyện đã tham gia nghiên cứu, số người tình nguyện đã dùng
để tính dược động học và thống kê
11.2 Nhân khẩu học và các đặc
tính cơ bản khác: chủng người, tuổi, chiều cao, cân nặng, chấp nhận, loại trừ.
Lập bảng chi tiết
11.3 Các giá trị đo được cho mỗi
thuốc, lâm sàng, nồng độ thuốc của mỗi người tình nguyện
11.4 Bảng dữ liệu kết quả và hiệu
quả từng người tình nguyện
11.4.1 Phân tích hiệu quả (PK)
Chi tiết các thông số dược động
học (PK), định nghĩa cho mỗi thông số, xử lý dữ liệu người tình nguyện như thế
nào? các mẫu bị mất, các mẫu thấp hơn giá trị định lượng dưới (BLQ) và kết quả
11.4.2 Phân tích thống kê
Mô tả phần mềm, tính toán, kết
quả
11.4.2.3 Phân tích sơ bộ và dữ
liệu giám sát
11.4.2.4 đến 11.4.2.8 : không
áp dụng cho BE
11.4.3 Bảng dữ liệu cho từng
người tình nguyện: chi tiết trong phụ lục 16.2.5
11.4.4 - 11.4.5 không áp dụng
cho BE
11.4.6 Trình bày theo người
tình nguyện: Đường cong nồng độ thuốc – thời gian.
Đường cong của từng người tình
nguyện có thể đưa vào phần phụ lục
11.4.7 Kết luận về hiệu quả (PK)
Kết quả so sánh giữa Thử và Chứng
12 Đánh giá về an toàn
12.1 Mức độ phơi nhiễm: đơn liều/
đa liều
12.2 Biến cố bất lợi: Tóm tắt
và biểu thị các sự cố bất lợi (trình bày bảng) và phân tích các sự cố bất lợi
13. Bàn luận và kết luận
chung
● Mục tiêu chính
● Thiết kế
● Qui trình phân tích
● Phân tích dược động học (PK)
● Phân tích thống kê
● Kết luận
14 Các bảng có đề cập nhưng
chưa có trong báo cáo
● Dữ liệu nhân khẩu học
● Bảng dữ liệu dược động học
(PK) của từng người tình nguyện
● Dữ liệu về biến cố bất lợi
(AE)
● Các bảng khác
15. Tài liệu tham khảo
16. Phụ lục: Theo biểu mẫu E3, Báo cáo thẩm định phương pháp phân tích , Báo
cáo phân tích, 20 % sắc đồ người tình nguyện, phiếu kiểm nghiệm của các chất
chuẩn đã dùng, các SOP quan trọng đã sử dụng.