BỘ Y
TẾ
TỔNG CỤC DÂN SỐ -
KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 54/TCDS-QMDS
V/v hướng dẫn thực hiện Chiến dịch năm
2014
|
Hà
Nội, ngày 19 tháng 02
năm 2014
|
Kính
gửi:
|
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố;
- Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các tỉnh, thành phố.
|
Căn cứ công văn
số 381/BYT-TCDS ngày 25/01/2014 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch năm 2014 Chương
trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và công văn số 38/TCDS-KHTC
ngày 27/01/2014 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về việc hướng dẫn
chi tiết chỉ tiêu, nhiệm vụ Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số - Kế hoạch
hóa gia đình năm 2014, Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) hướng
dẫn chi tiết một số nội dung chủ yếu trong việc tổ chức triển khai Chiến dịch
năm 2014 như sau:
I. MỤC TIÊU CHIẾN DỊCH
Tăng cường tuyên truyền vận động, hỗ
trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các vùng khó
khăn, vùng có mức sinh cao góp phần thực hiện chỉ tiêu kế hoạch Dân số-Kế hoạch
hóa gia đình năm 2014.
MỤC TIÊU CỤ THỂ
(1) Triển khai thực hiện chiến dịch tại
2.154 xã trong cả nước.
(2) Đảm bảo thực hiện cơ bản các chỉ
tiêu kế hoạch hóa gia đình năm 2014 tại các xã trong thời gian triển khai Chiến
dịch cụ thể:
+ Đạt 50% chỉ tiêu kế hoạch triệt sản;
+ Đạt 60% chỉ tiêu kế hoạch đặt dụng
cụ tử cung
+ Đạt 60% chỉ tiêu kế hoạch thuốc
tiêm, thuốc cấy.
(3) Cung cấp thông tin về SKSS/KHHGĐ
và các dịch vụ dân số cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, vị thành
niên và thanh niên trên địa bàn Chiến dịch.
II. THỜI GIAN, TIẾN ĐỘ
Chiến dịch năm 2014, được tổ chức làm
2 đợt:
- Đợt I: Tổ chức tại ít nhất 70% số
xã địa bàn Chiến dịch của mỗi tỉnh, thành phố. Kết thúc Chiến dịch đợt I trước
ngày 30/4/2014.
- Đợt II: Tổ chức ở các xã địa bàn Chiến
dịch chưa triển khai trong đợt I và bổ sung thực hiện Chiến dịch lượt II tại
các xã chưa hoàn thành chỉ tiêu Chiến dịch. Kết thúc Chiến dịch đợt II trước
ngày 30/10/2014.
- Tại mỗi xã, Chiến dịch được tổ chức
trong khoảng thời gian 7-8 ngày, gồm các hoạt động chủ yếu sau: Tuyên truyền,
tư vấn, vận động đối tượng; Lập danh sách đối tượng đăng ký thực hiện các dịch
vụ trong Chiến dịch; Tổ chức cung cấp dịch vụ tại xã trong khoảng thời gian 3-4
ngày.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG CHIẾN
DỊCH
A. Trung ương
1. Tổ chức các hoạt động truyền
thông vận động
- Duy trì các hoạt động truyền thông
trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tuyên truyền, vận động, cung
cấp thông tin, kết quả thực hiện Chiến dịch nhằm tạo dư luận ủng hộ việc triển
khai Chiến dịch.
- Xây dựng và cung cấp các thông điệp,
sản phẩm truyền thông mẫu sử dụng trong Chiến dịch.
- Tiếp tục triển khai các chương
trình phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thể ở Trung ương để chỉ đạo các địa
phương vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên tham gia Chiến dịch.
2. Chỉ đạo điều hành Chiến dịch
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế
hoạch và triển khai thực hiện Chiến dịch.
- Tổng hợp tình hình triển khai thực
hiện và đánh giá kết quả hoạt động của Chiến dịch để báo cáo, thông báo đến các
tỉnh, thành phố.
- Giám sát tình hình tổ chức triển
khai Chiến dịch; Phát hiện, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình triển khai Chiến dịch.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết Chiến dịch.
B. Địa phương
1. Kế hoạch triển khai Chiến dịch
1.1. Cấp tỉnh
- Xây dựng kế hoạch Chiến dịch và tổ
chức triển khai thực hiện Chiến dịch năm.
- Địa bàn Chiến dịch: đảm bảo 100% đặc
biệt khó khăn theo quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013
của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn
2012-2015. Ngoài ra, lựa chọn các xã có mức sinh còn cao, xã có khó khăn trong
cung cấp dịch vụ như: xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, người nhập cư...
(Không tổ chức Chiến dịch tại các đơn vị Phường, thị xã, thị trấn). Thời gian tổ
chức Chiến dịch được xem xét phù hợp với đặc điểm về mùa vụ, thời tiết của từng
địa phương.
- Xây dựng kế hoạch ưu tiên đảm bảo
phương tiện tránh thai, thuốc thiết yếu, vật tư, thiết bị, dụng cụ y tế cho Chiến
dịch.
- Xây dựng và ban hành văn bản hướng
dẫn tổ chức triển khai thực hiện Chiến dịch.
1.2. Cấp huyện
Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai
thực hiện Chiến dịch huyện và hướng dẫn cấp xã lập kế hoạch và tổ chức triển
khai Chiến dịch.
1.3. Cấp xã
Xây dựng kế hoạch thực hiện Chiến dịch
tại xã bao gồm các nội dung: Lập danh sách đối tượng thực hiện các dịch vụ chăm
sóc SKSS/KHHGĐ; Chuẩn bị địa điểm thực hiện dịch vụ; Huy động các ngành, đoàn
thể tham gia tuyên truyền, vận động và phối hợp với đội
lưu động cung cấp dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch.
2. Truyền thông
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền
trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian trước,
trong và sau Chiến dịch.
- Lồng ghép nội dung tuyên truyền về
chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh vào các hoạt động
tuyên truyền trong Chiến dịch, đặc biệt, ở các địa bàn đang triển khai các mô
hình sàng lọc trước sinh, sơ sinh, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn
nhân, mô hình giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống...
- Nhân bản và cung cấp các sản phẩm
truyền thông mẫu của Trung ương và các sản phẩm truyền thông mang tính đặc thù
của địa phương.
- Hướng dẫn các cơ sở địa bàn chiến dịch
tổ chức truyền thông tại cộng đồng nhằm chuyển tải những thông điệp về Chiến dịch
và các thông điệp khác thuộc chương trình DS-KHHGĐ tới các nhóm đối tượng thông
qua nói chuyện chuyên đề, chiếu phim, hoạt động văn nghệ quần chúng, mít tinh, cổ động; khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tờ rơi... Đặc biệt coi trọng hệ
thống truyền thanh xã trong tuyên truyền, vận động và cung cấp các bản tin,
phát thanh nhiều lần trong thời gian tổ chức Chiến dịch...
- Tăng cường sự phối hợp của các Ban,
ngành, đoàn thể tại các địa phương và huy động cộng tác viên dân số và các đoàn
thể tại xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhóm nhỏ, vận động trực tiếp tại hộ
gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ.
3. Cung cấp dịch vụ
- Huy động các đội dịch vụ lưu động tuyến
tỉnh, huyện hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại các xã thuộc
địa bàn khó khăn, còn hạn chế về khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chăm
sóc SKSS/KHHGĐ.
- Đảm bảo thuốc thiết yếu, trang thiết
bị, dụng cụ y tế, phương tiện tránh thai phục vụ Chiến dịch đầy đủ và kịp thời.
- Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức
cung cấp dịch vụ đến các thôn, ấp, bản làng và tổ chức cho đối tượng đăng ký
nhu cầu thực hiện dịch vụ trong Chiến dịch, tổ chức đưa đón các đối tượng ở cơ
sở đến thực hiện các dịch vụ.
4. Giám sát, kiểm tra
- Cấp tỉnh giám sát tiến độ triển
khai và công tác phối kết hợp trong thực hiện Chiến dịch giữa các cơ quan, đơn
vị cấp huyện, xã. Thực hiện kiểm tra giám sát ở 100% số huyện và ít nhất ở 50%
số xã địa bàn Chiến dịch.
- Cấp huyện phối hợp với các đơn vị
liên quan tổ chức giám sát tại 100% số xã triển khai Chiến dịch.
Nội dung kiểm tra giám sát tập trung
vào công tác chuẩn bị, tiến độ triển khai các hoạt động, tổ chức tuyên truyền,
vận động đối tượng; Chất lượng dịch vụ và kết quả cung cấp các dịch vụ trong Chiến
dịch. Đặc biệt là chuẩn bị các điều kiện để triển khai cung cấp dịch vụ tại trạm
y tế xã; Phát hiện kịp thời những khó khăn, vướng mắc của địa phương để tháo gỡ
và hỗ trợ, xử lý.
5. Thống kê, báo cáo, sơ kết, tổng
kết
- Các địa phương thực hiện chế độ thống
kê báo cáo thống nhất theo nguyên tắc: Kết quả thực hiện
các dịch vụ chỉ bao gồm số người thực hiện trong những ngày tổ chức Chiến dịch
tại địa bàn xã Chiến dịch; Danh sách người thực hiện các dịch vụ trong Chiến dịch
phải được thống nhất, lưu tại trạm y tế xã để quản lý, theo dõi.
- Thường xuyên cập nhật thông tin, tổng
hợp, xây dựng báo cáo gửi về Vụ Quy mô Dân số và Kế hoạch hóa gia đình / Tổng cục
Dân số - KHHGĐ gồm:
+ Báo cáo kế hoạch tổ chức triển khai
Chiến dịch năm 2014 trước ngày 15/3/2014.
+ Báo cáo tiến độ triển khai Chiến dịch,
gửi vào ngày 20 hàng tháng trong thời gian tổ chức triển khai Chiến dịch
+ Báo cáo sơ kết Chiến dịch đợt I gửi
trước ngày 20/6/2014.
+ Báo cáo tổng kết Chiến dịch gửi trước
ngày 20/11/2014.
(để kịp thời tổng hợp số liệu, các
báo cáo nêu trên có thể gửi sớm về địa chỉ email: chiendichkhhgd@gmail.com hoặc
fax: 043.7474993)
- Các địa phương tổ chức các Hội nghị
triển khai Chiến dịch, Hội nghị sơ kết, tổng kết Chiến dịch theo qui định.
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí tổ chức thực hiện hiện Chiến
dịch được đảm bảo từ nguồn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc
gia DS-KHHGĐ, ngân sách địa phương và huy động cộng đồng.
1. Ngân sách Trung ương
Kế hoạch hoạt động và dự toán ngân
sách triển khai Chiến dịch năm 2014 được bố trí từ Chương trình Mục tiêu quốc
gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình. Để sớm triển khai các
hoạt động của Chiến dịch ngay từ đầu năm, Sở Y tế chỉ đạo Chi cục DS-KHHGĐ xây
dựng kế hoạch, báo cáo Ủy ban Nhân dân tỉnh và các đơn vị liên quan thuộc tỉnh
để chủ động kinh phí triển khai thực hiện Chiến dịch.
Các căn cứ lập dự toán cho các hoạt động
trong Chiến dịch thực hiện theo hướng dẫn tại công văn số 381/BYT-TCDS, công
văn số 38/TCDS-KHTC nêu trên và Thông tư liên tịch giữa Bộ Tài chính - Bộ Y tế
số 20/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 20/2/2013 về quy định quản lý
và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Dân số và Kế hoạch
hóa gia đình giai đoạn 2012-2015
2. Huy động ngân sách địa phương
Nếu các mục chi vượt
mức kinh phí đã được Trung ương phân bổ trong kế hoạch, Sở Y tế báo cáo và đề
nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh bổ sung kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc tổ chức triển khai
thực hiện Chiến dịch.
- Xã là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện
Chiến dịch. Huyện là cấp điều hành Chiến dịch và trực tiếp cung cấp kỹ thuật dịch
vụ trong thời gian triển khai chiến dịch tại xã. Trung ương và tỉnh là cấp chỉ
đạo và điều phối các hoạt động hỗ trợ cho Chiến dịch.
- Tăng cường lồng ghép tổ chức các hoạt
động của Chiến dịch với các hoạt động khác thuộc chương trình Dân số-KHHGĐ đặc
biệt là các mô hình nâng cao chất lượng dân số tại địa bàn triển khai Chiến dịch
như: mô hình sàng lọc trước sinh, sơ sinh, mô hình tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống,
mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh...
2. Phân công nhiệm vụ
2.1. Trung ương
Tổng cục Dân số-KHHGĐ là đơn vị tham mưu
cho Lãnh đạo Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, điều hành Chiến dịch; Tổ chức, hướng dẫn
và giám sát các địa phương thực hiện các hoạt động triển khai Chiến dịch. Đảm bảo
cung cấp các phương tiện tránh thai phục vụ cho Chiến dịch.
2.2. Tỉnh
- Sở Y tế chịu trách nhiệm: Tham mưu
cho Ủy ban Nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo, quản lý thực hiện Chiến dịch; Chỉ
đạo Chi cục Dân số - KHHGĐ tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Chiến
dịch.
- Chi cục Dân số - KHHGĐ là đơn vị:
Tham mưu cho Sở Y tế trong việc tổ chức thực hiện Chiến dịch; Trực tiếp tổ chức
thực hiện các hoạt động của Chiến dịch theo kế hoạch; Hướng dẫn, hỗ trợ các cơ
sở triển khai các hoạt động của Chiến dịch tại cấp huyện, xã.
2.3. Huyện
- Trung tâm Dân số - KHHGĐ: Xây dựng
kế hoạch phối hợp với các cơ quan đơn vị liên quan thuộc huyện tổ chức triển
khai thực hiện các hoạt động Chiến dịch trong địa bàn huyện; Hướng dẫn chuyên
môn nghiệp vụ cho tuyến xã trong việc triển khai các hoạt
động của Chiến dịch; Tham gia cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong Chiến
dịch (nếu đủ điều kiện).
- Trung tâm Y tế và Bệnh viện huyện:
Phối hợp với Trung tâm Dân số - KHHGĐ và các cơ quan đơn vị liên quan thực hiện
cung cấp các dịch vụ kỹ thuật về chăm sóc SKSS/KHHGĐ theo kế hoạch Chiến dịch;
Hỗ trợ tuyến xã trong việc cung cấp các dịch vụ trong Chiến dịch.
2.4. Tại xã
Trạm Y tế xã tổ chức thực hiện các hoạt
động Chiến dịch tại xã.
Trong quá trình thực hiện Chiến dịch ở
địa phương, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các tỉnh, thành phố phản ánh bằng
văn bản về Tổng cục DS - KHHGĐ (Vụ Quy mô dân số- KHHGĐ) để bổ sung, điều chỉnh
kịp thời./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Tổng cục;
- Lưu: VT, QMDS(2).
|
TỔNG CỤC TRƯỞNG
Dương Quốc Trọng
|