Công văn số 2181/CV-TLĐ về việc tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, Đại hội công nhân viên chức và Hội nghị người lao động năm 2008 do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Số hiệu | 2181/CV-TLĐ |
Ngày ban hành | 12/12/2007 |
Ngày có hiệu lực | 12/12/2007 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam |
Người ký | Mai Đức Chính |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Lao động - Tiền lương |
TỔNG
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2181/CV-TLĐ |
Hà Nội, ngày 12 tháng 12 năm 2007 |
Kính gửi: |
- Các Liên đoàn Lao động tỉnh,
thành phố. |
Năm 2007 các Liên đoàn Lao động tỉnh thành phố; các Công đoàn Ngành TW và Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn đã tích cực chủ động chỉ đạo hướng dẫn công đoàn các cấp trực thuộc chủ động phối hợp với chuyên môn trong việc tổ chức Đại hội công nhân viên chức, Hội nghị cán bộ công chức, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Kết quả ở khu vực doanh nghiệp nhà nước có 95% số doanh nghiệp xây dựng quy chế dân chủ, 94% số doanh nghiệp tổ chức Đại hội CNVC. Ở khu vực cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp có 9.3% số đơn vị xây dựng QCDC, 98% số đơn vị tổ chức Hội nghị cán bộ công chức.
Nhìn chung việc xây dựng và thực hiện QCDC, Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC trong các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, đơn vị, từng bước đi vào nền nếp với nội dung thiết thực và nâng cao chất lượng, phát huy được quyền dân chủ của công nhân, viên chức, lao động trong việc thực hiện nhiệm chính trị và tham gia xây dựng doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị trong sạch vững mạnh.
Ngày 28/5/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định 87/2007/NĐ-CP về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong công ty cổ phần công ty trách nhiệm hữu hạn. Đến nay một số LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW, Công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ đã phối hợp với chuyên môn đồng cấp tổ chức triển khai, quán triệt và tập huấn nội dung Nghị định 87/2007/NĐ-CP cho các đối tượng là công ty cổ phần, công ty TNHH.
Tuy nhiên, qua theo dõi thực tế cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC đang có xu hướng giảm và thực hiện không đảm bảo tiến độ thời gian theo quy định; một số nơi còn nặng về hình thức, nôi dung còn nghèo nàn, chưa bám sát vào nội dung các văn bản pháp quy hiện hành và tình hình, đặc Điểm cụ thể của từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị, Một số đơn vị còn lúng túng trong việc tổ chức Đại hội CNVC ở mô hình doanh nghiệp mới (công ty mẹ con, tập đoàn kinh tế); Một số nơi chưa tổ chức được Đại hội CNVC ở cấp tổng công ty. Nội dung QCDC ở một số doanh nghiệp, cơ quan đoàn vị còn chung chung, dập khuôn theo mẫu nhiều đơn vị còn lúng túng trong việc xây dựng hệ thống nội quy, quy chế nhằm cụ thể hoá QCDC, nhất là vấn đề công khai tài chính. Nghị định 87/2007/NĐ-CP đã ban hành được 6 tháng, nhưng nhiều tỉnh, thành phố, ngành, tổng công ty chưa triển khai thực hiện.
Để việc tổ chức Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC, Hội nghị người lao động năm 2008 và việc xây dựng, thực hiện QCDC có chất lượng, thiết thực, hiệu quả, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn, và yêu cầu các cấp Công đoàn thực hiện tốt một số nội dung sau.
1. Về tổ chức Đại hội công nhân viên chức.
Đối với các công ty, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ, các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn kinh tế và của Tổng công ty Nhà nước, công ty con mà 100% vốn Điều lệ là của Nhà nước thì tổ chức Đại hội CNVC theo quy định lại Thông tư liên tịch số 01/2005/TTLT-TLĐLĐVN-BLĐTBXH ngày 16 tháng 5 năm 2005 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội.
2. Về tổ chức Hội nghị người lao động
Các công ty cổ phần, công ty TNHH được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì tổ chức Hội nghị người lao động theo quy định tại Nghị định 87/2007/NĐ-CP. Nội dung, hình thức tổ chức hoạt động của Hội nghị người lao động thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch giữa Bộ Lao động và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh vận dụng các quy định hiện hành để tổ chức Hội nghị người lao động nhằm phát huy quyền dân chủ của NLĐ trong tham gia xây dựng và quyết định thông vấn đề trực tiếp liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của NLĐ.
3. Về tổ chức Hội nghị cán bộ công chức.
Các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội; các đơn vị sự nghiệp vẫn tổ chức Hội nghị cán bộ công chức theo quy định tại Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ ngày 04 tháng 12 năm 1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam. Đối với cơ quan xã, phường, thị trấn trong khi chờ sửa đổi Thông tư liên lịch số 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ, trước mắt các LĐLĐ tỉnh, thành phố chỉ đạo công đoàn cơ sở cơ quan xã, phường thị trấn phối hợp với chính quyền đồng cấp vận dụng các quy định của Thông tư liên tịch số 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ để tổ chức Hội nghị cán bộ công chức.
4. Về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở.
Các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, hoạt động theo Luật doanh nghiệp nhà nước, tiếp tục thực hiện Quy chế dân chủ theo quy định tại Nghị định số 07/1999/NĐ-CP ngày 13 tháng 02 năm 1999 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước. Để thực hiện QCDC thiết thực hiệu quả, các công đoàn cơ sở cần chủ động tham gia với chuyên môn xây dựng hệ thống nội quy quy chế doanh nghiệp nhằm cụ thể hoá QCDC.
Các công ty cổ phần, công ty TNHH được tổ chức thanh lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ theo quy định tại Nghị định 87/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007 của Chính phủ ban hành Quy chế dân chủ trong công ty cổ phần công ty TNHH. Các LĐLĐ tỉnh, thành phố, công đoàn ngành TW, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc TLĐ chủ động tham mưu và phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện QCDC đồng cấp tổ chức tập huấn, triển khai nội dung Nghị định 87/2007/NĐ-CP đến các công ty cổ phần, công ty TNHH thuộc phạm vi quản lý trong quý 1/2008. Phối hợp chỉ đạo Điểm việc xây dựng QCDC và tổ chức Hội nghị người lao động ở một số công ty cổ phần, công ty TNHH, sau đó rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng Các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo quy định tại Nghị định số 71/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và Thông tư số 10/1998/TTCP-TCBC ngày 05/12/1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ).
5.Về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, các doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ toàn bộ vốn Điều lệ đều phải có Ban Thanh tra nhân dân. Việt bầu Ban Thanh tra nhân dân, tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân theo quy định tại Nghị định số 99/2005/NĐ-CP ngày 28 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân và Thông tư liên tịch số 40/2006/TTLT-BTC-BTTUBMTTQVN-TLĐLĐVN ngày 12 tháng 5 năm 2006 của Bộ Tài chính, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn về kinh phí bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân.
Việc tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân cơ quan xã, phường, thị trấn sẽ có thông tri hướng dẫn cụ thể sau khi sửa đổi, bổ sung Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ và Thông tư 09/1998/TTLT-TCCP-TLĐLĐ ngày 04 tháng 12 năm 1998 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
6. Nội dung Đại hội CNVC, Hội nghị người lao động, Hội nghị CBCC.
Về nội dung Đại hội CNVC phải đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước, công thời bám sát nhiệm vụ chính trị, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2008, góp phần vào sự ổn định phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi nước ta là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO.
Nội dung và hình thức tổ chức Hội nghị người lao động trong công ty cổ phần, công ty TNHH thực hiện theo quy định tại thông tư liên tịch giữa Tổng Liên đoàn và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trong quá trình tổ chức thực hiện cần chú ý tính thiết thực, hiệu quả phù hợp với mô hình tổ chức quản lý và hoạt động của hai loại hình doanh nghiệp này.
Về nội dung Hội nghị cán bộ công chức cần tập trung đi sâu vào việc cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ, chống tham nhũng, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm. Đối với các đơn vị sự nghiệp nội dung Hội nghị cán bộ công chức cần bám sát nhiệm vụ chính trị của mình gắn với việc thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm vụ thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Để việc tổ chức Hội nghị CBCC, Đại hội CNVC, Hội nghị người lao động, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào nề nếp, thiết thực và có hiệu quả các Liên đoàn Lao động các tỉnh, thành phố; công đoàn Ngành TW và công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn tham mưu cho cấp uỷ Đảng và phối hợp với chuyên môn đồng cấp có văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong phạm vi quản lý tiến hành tổ chức Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC, Hội nghị người lao động, xây dựng mới hoặc rà soát sửa đổi, bồ sung Quy chế dân chủ, các nội quy, quy chế trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình địa phương, ngành.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, tổ chức và hoạt động của Đại hội CNVC, Hội nghị CBCC, Hội nghị người lao động, Ban Thanh tra nhân dân năm 2008, đề nghị các cấp LĐLĐ tỉnh, thành phố; công đoàn ngành TW, công đoàn tổng công ty trực thuộc TLĐ căn cứ hướng dẫn của Tổng Liên đoàn chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với chuyên môn tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc cần tập hợp, báo cáo về Tổng Liên đoàn qua Ban Chính sách kinh tế - xã hội) để xem xét, giải quyết.
|
TM.
ĐOÀN CHỦ TỊCH |