Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị định 87/2007/NĐ-CP về Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần,công ty trách nhiệm hữu hạn

Số hiệu 87/2007/NĐ-CP
Ngày ban hành 28/05/2007
Ngày có hiệu lực 08/07/2007
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Quyền dân sự

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số :  87/2007/NĐ-CP

Hà Nội, ngày  28  tháng  5  năm 2007

 

NGHỊ ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN,CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây về thực hiện dân chủ trái với Quy chế ban hành kèm theo Nghị định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn có trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- Văn phòng BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh,
 thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN,
 Website Chính phủ, Ban Điều hành 112,
 Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ,
 các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐMDN (5b). A.305

 TM. CHÍNH PHỦ
 THỦ TƯỚNG




 Nguyễn Tấn Dũng

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN, CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
(Ban hành kèm theo nghị định số 87/2007/NĐ-CP ngày 28  tháng 5  năm 2007 của chính phủ )

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tư­ợng áp dụng

1. Quy chế này quy định việc thực hiện dân chủ ở công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn đ­ược thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 (sau đây gọi chung là công ty).

2. Đối tư­ợng áp dụng của Quy chế này là Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (sau đây gọi chung là ng­ười quản lý công ty); Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời; người lao động trong công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.

Điều 2. Mục đích thực hiện dân chủ trong công ty

1. Tạo điều kiện để ngư­ời lao động đư­ợc biết, được tham gia ý kiến, được quyết định và giám sát những vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ và trách nhiệm của ng­ười lao động.

2. Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ của ng­ười quản lý công ty đối với người lao động; tạo điều kiện để các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội của công ty hoạt động theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện quyền dân chủ cho ng­ười lao động.

3. Thiết lập mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định, góp phần ngăn ngừa và hạn chế tranh chấp lao động trong quá trình sản xuất, kinh doanh.

Điều 3. Quyền, nghĩa vụ của ngư­ời quản lý công ty và ng­ười lao động

1. Ng­ười quản lý và ngư­ời lao động trong công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng hợp đồng lao động, thoả ư­ớc lao động tập thể, chấp hành các nội quy, quy chế của công ty và các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của ng­ười quản lý và ng­ười lao động.

2. Người lao động có quyền tham gia giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền lợi hợp pháp, chính đáng và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật.

3. Ngư­ời lao động có quyền gia nhập các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.

Điều 4. Quyền và trách nhiệm của tổ chức Công đoàn trong phát huy dân chủ của ng­ười lao động

1. Công đoàn công ty là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ng­ười lao động và tập thể ngư­ời lao động, có trách nhiệm tổ chức để người lao động thực hiện quyền đ­ược biết, được tham gia, được kiểm tra, giám sát và được quyết định những vấn đề trực tiếp liên quan đến ng­ười lao động.

[...]