Công ước về công nhận quốc tế các quyền đối với tầu bay

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 19/06/1948
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Điều ước quốc tế
Cơ quan ban hành ***
Người ký ***
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

CÔNG ƯỚC

VỀ CÔNG NHẬN QUỐC TẾ CÁC QUYỀN ĐỐI VỚI TẦU BAY
(Ký tại Geneva ngày 19.6.1948)

 

Xét rằng Hội nghị hàng không dân dụng quốc tế được tổ chức tại Chicago trong tháng 11 và tháng 12 năm 1944 đã khuyến nghị về việc sớm thông qua một Công ước giải quyết vấn đề chuyển nhượng quyền sở hữu tầu bay;

Xét rằng đây là sự mong muốn cao độ trong việc công nhận quốc tế các quyền đối với tầu bay vì lợi ích của sự phát triển ngành hàng không dân dụng trong tương lai;

Nhân danh Chính phủ của mình và được uỷ quyền hợp lệ, những người ký kết dưới đây đã thống nhất như sau:

Điều 1.

1. Các Quốc gia kết ước cam kết công nhận:

a. Quyền sở hữu đối với tầu bay;

b. Quyền thụ đắc tầu bay thông qua việc mua sắm gắn liền với quyền chiếm hữu tầu bay;

c. Quyền chiếm hữu tầu bay trên cơ sở hợp đồng thuê có thời hạn từ sáu tháng trở lên;

d. Thế chấp, cầm cố và các quyền tương tự đối với tầu bay được thiết lập trên cơ sở thỏa thuận như là một sự bảo đảm cho việc thanh toán một khoản nợ;

với điều kiện là các quyền nói trên

(i) Được thiết lập phù hợp với luật của quốc gia kết ước nơi tầu bay đăng ký quốc tịch tại thời điểm thiết lập các quyền đó, và

(ii) Được đăng ký hợp lệ trong một sổ đăng ký công khai ở Quốc gia kết ước nơi tầu bay đăng ký quốc tịch.

Tính hợp lệ của những lần đăng ký liên tiếp tại các quốc gia kết ước khác nhau được xác định theo luật của quốc gia nơi tầu bay đăng ký quốc tịch tại thời điểm của mỗi lần đăng ký.

2. Không điều nào trong Công ước này ngăn cản việc công nhận bất kỳ quyền nào đối với tầu bay theo luật của bất kỳ quốc gia kết ước nào; nhưng các quốc gia kết ước không được thừa nhận hoặc công nhận bất kỳ quyền nào được ưu tiên hơn những quyền được nói tạo khoản 1 của Điều này.

Điều 2.

1. Tất cả các đăng ký liên quan đến một tầu bay đã nói phải được ghi trong cùng một sổ đăng ký.

2. Trừ khi được quy định khác trong Công ước này, hiệu lực của việc đăng ký bất kỳ quyền nào được nói tại Điều 1 khoản 1, đối với người thứ ba được xác định theo luật của quốc gia kết ước nơi đăng ký.

3. Mỗi quốc gia kết ước có thể hạn chế việc đăng ký bất kỳ quyền nào mà không thể được thiết lập một cách hợp pháp theo luật của quốc gia đó.

Điều 3.

1. Địa chỉ Nhà chức trách có thẩm quyền lưu giữ sổ đăng ký phải được thể hiện trên mọi chứng chỉ đăng ký quốc tịch của tầu bay.

2. Bất kỳ người nào cũng có quyền xin Nhà chức trách bản sao hoặc bản trích lục các chi tiết đăng ký có chứng nhận hợp lệ. Những bản sao hoặc bản trích lục đó là chứng cứ hiển nhiên về các nội dung đã đăng ký.

3. Nếu luật pháp của một quốc gia kết ước quy định rằng việc đệ trình một văn bản để đăng ký cũng có cùng hiệu lực như việc đăng ký, thì văn bản đó có cùng hiệu lực nhằm mục đích của Công ước này. Trong trường hợp đó, các quy định đầy đủ phải được thiết lập để đảm bảo rằng văn bản này được mở công khai.

4. Các lệ phí thích hợp có thể được quy định đối với các dịch vụ được cung ứng bởi Nhà chức trách lưu giữ sổ đăng ký.

Điều 4.

1. Trong trường hợp có bất kỳ khiếu kiện đối với:

a. Việc bồi thường chi phí cho việc cứu hộ tầu bay, hoặc

b. Các chi phí đặc biệt cho việc gìn giữ tầu bay phát sinh quyền hưởng phí gìn giữ tầu bay kết thúc, thì quyền đó phải được quốc gia kết ước công nhận và phải được ưu tiên trên tất cả các quyền khác đối với tầu bay.

[...]
11
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ