Chương trình 1658/CTr-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 do tỉnh Kon Tum ban hành
Số hiệu | 1658/CTr-UBND |
Ngày ban hành | 31/05/2022 |
Ngày có hiệu lực | 31/05/2022 |
Loại văn bản | Văn bản khác |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Nguyễn Hữu Tháp |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1658/CTr-UBND |
Kon Tum, ngày 31 tháng 5 năm 2022 |
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, trên cơ sở nội dung đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương trình thực hiện với các nội dung như sau:
1. Mục đích: Quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành, tạo sự thống nhất để tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện quyết liệt, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy).
2. Yêu cầu
- Cụ thể hóa các nội dung được lãnh đạo, chỉ đạo tại Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy để phân công cho các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp.
- Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị và địa phương phải nêu cao trách nhiệm, triển khai quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp được cụ thể hóa tại Chương trình này; gắn với việc triển khai các chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan.
Các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 05-NQ/TU của Tỉnh ủy, lồng ghép với các nhiệm vụ, giải pháp đã được xác định tại các chương trình, kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh(1). Trong đó, cần chú trọng thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể sau:
1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo: Chủ động và tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy, sự điều hành của chính quyền và huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, người sản xuất tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 05-NQ-TU của Tỉnh ủy.
2. Thu hút và đào tạo, bồi dưỡng: Thực hiện chính sách hiện hành về thu hút và đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước các cấp nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn. Đồng thời, củng cố, nâng cao quy mô, năng lực và chất lượng của các đơn vị đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh trong việc đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực hợp tác xã, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.
3. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư: Tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư của trung ương và xây dựng cơ chế, chính sách của địa phương phù hợp để phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu (trong đó có nông nghiệp hữu cơ), ứng dụng công nghệ cao, gắn với công nghiệp chế biến và đáp ứng thị trường tiêu thụ các sản phẩm, ngành hàng chủ lực, có lợi thế của tỉnh.
4. Thu hút, hỗ trợ đầu tư dựa theo chuỗi cung ứng toàn cầu gắn với tổ chức lại sản xuất: Tập trung thu hút, hỗ trợ đầu tư phát triển “trụ cột” với chủ thể là các nhà đầu tư có tiềm lực sản xuất, chế biến ứng dụng công nghệ cao đáp ứng tiêu chí và xúc tiến thương mại sản phẩm nông sản theo chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng thời tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng lực cho “hạt nhân” với chủ thể là hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để hình thành và củng cố các chuỗi giá trị sản phẩm, ngành hàng nông sản có lợi thế so sánh và cạnh tranh của tỉnh.
5. Nghiên cứu thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết các thách thức trong nông nghiệp: Thực hiện các cơ chế, chính sách hiện hành của trung ương và nghiên cứu chính sách đặc thù địa phương để hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng nhanh các thành quả ưu việt của các công nghệ giải quyết các thách thức trong phát triển nông nghiệp của tỉnh như: (1) Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong xử lý phế phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp bằng công nghệ sử dụng các chủng vi sinh vật hữu ích có hiệu suất lên men cao để sản xuất các chế phẩm sinh học; (2) Công nghệ chế biến tiên tiến, áp dụng tiến bộ kỹ thuật về vật liệu, chế phẩm bảo quản vào sản xuất để tạo ra sản phẩm nông nghiệp có giá trị gia tăng cao; (3) Công nghệ năng lượng tái tạo ứng dụng trong nông nghiệp, tiết kiệm năng lượng trong sản xuất nhằm nâng cao giá trị cho doanh nghiệp hướng tới nền nông nghiệp sản xuất xanh - sạch và bền vững theo chuỗi khép kín, tuần hoàn; (4) Công nghệ kỹ thuật số gồm công nghệ cảm biến; điều khiển từ xa; IoT, Big data, phần mềm phân tích các dữ liệu về môi trường, loại cây trồng, vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng của cây, vật nuôi, nhằm xác định nhu cầu, tối ưu hóa đầu vào và trang thiết bị cho sản xuất; công nghệ AI ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản nhằm phân tích các dữ liệu về chất lượng nước; quản lý thức ăn và sức khỏe của vật nuôi.
6. Phát triển dịch vụ logistic: Phát triển dịch vụ logistis các cấp độ phù hợp đối với sản phẩm, ngành hàng nông sản của tỉnh tạo thuận lợi cho lưu thông, tiêu thụ nông sản; hình thành hệ thống chợ đầu mối nông sản đặc trưng, điểm bán hàng sản phẩm OCOP tỉnh Kon Tum gắn với hoạt động dịch vụ mua sắm và du lịch, phục vụ nhu cầu tiêu dùng và khách du lịch theo Đề án phát triển kinh tế ban đêm tại Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm: Xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm nông nghiệp địa phương, đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc trưng, chất lượng cao của tỉnh thông qua xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp, điểm bán hàng nông sản đặc trưng, sản phẩm OCOP, Hội chợ xúc tiến thương mại trong cấp tỉnh, tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại, triển lãm, Hội nghị kết nối giao thương quảng bá sản phẩm nông sản trong nước và nước ngoài.
1. Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, ngành, lĩnh vực và địa bàn được giao quản lý tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện đầy đủ, có lộ trình các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu được giao tại Phụ lục chi tiết kèm theo Chương trình này đảm bảo chất lượng, yêu cầu.
- Cử cán bộ, công chức đầu mối để chỉ đạo, theo dõi thực hiện nhiệm vụ và kết nối với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn việc triển khai thực hiện Chương trình này.
- Định kỳ 06 tháng và trước ngày 10 tháng 12 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chương trình này để tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị, địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình này. Trong quá trình triển khai thực hiện, trường hợp có khó khăn vướng mắc, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo giải quyết kịp thời.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tỉnh: Quan tâm, tăng cường giám sát, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước trong việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình này của Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở, ban ngành, đơn vị, địa phương.
Trên đây là Chương trình triển khai thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 25 tháng 11 năm 2021 của Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI về phát triển nông nghiệp hàng hóa đi vào chiều sâu, ứng dụng công nghệ cao gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 của Ủy ban nhân dân tỉnh, đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, theo đúng quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |