Kế hoạch 88/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 15/2021/NQ-HĐND quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 88/KH-UBND
Ngày ban hành 06/04/2022
Ngày có hiệu lực 06/04/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Đức Thọ
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 88/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 06 tháng 4 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 15/2021/NQ-HĐND NGÀY 10/12/2021 CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN THÀNH PHỐ QUY ĐỊNH CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, THỦY SẢN HÀNG HÓA TẬP TRUNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG GIAI ĐOẠN 2022-2025

Căn cứ Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND ngày 10/12/2021 của Hội đồng nhân dân thành phố quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 15/2021/NQ-HĐND), Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với nội dung cụ thể sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Triển khai cụ thể, thực hiện có hiệu quả cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2025.

- Hỗ trợ nhằm phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, tạo sản phẩm có sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao; khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, bỏ ruộng không canh tác, sản xuất nhỏ lẻ; nâng cao chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường sinh thái; nâng cao thu nhập cho người dân; phù hợp với tiến trình đô thị hóa của thành phố; góp phần thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Yêu cầu

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ, gắn kết và tính thống nhất cao trong công tác chỉ đạo, điều hành trong quá trình thực hiện; khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tích cực tham gia phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung trên địa bàn thành phố.

- Phân công rõ trách nhiệm các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan; đảm bảo được các yêu cầu về nội dung, thời gian, tiến độ thực hiện;

- Sử dụng kinh phí thiết thực, hiệu quả, đúng quy định; đảm bảo công khai, minh bạch, đơn giản các thủ tục hành chính; tạo điều kiện thuận lợi để các đối tượng tham gia thực hiện chế chính sách đúng quy định.

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ

1. Mục tiêu

- Đẩy mạnh cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa nông nghiệp, nông thôn, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân của thành phố.

- Phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, chú trọng sản xuất theo hướng ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao đồng bộ trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để tạo sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng sức cạnh tranh và giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thực phẩm của thành phố, trong nước và xuất khẩu; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường.

- Tăng cường sự tham gia của các thành phần kinh tế, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn; khắc phục tình trạng bỏ ruộng không canh tác, gây lãng phí đất đai.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền

Tập trung chỉ đạo, tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn, giết mổ gia súc, gia cầm, sản xuất nông sản an toàn và truy xuất nguồn gốc sản phẩm; tuyên truyền, vận động các ngân hàng thương mại, các tổ chức, cá nhân liên quan tích cực tham gia thực hiện các nội dung của chính sách để hỗ trợ người sản xuất; tăng cường tổ chức các hoạt động kết nối giữa người sản xuất với các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp cung cấp vật tư, trang thiết bị sản xuất, các tổ chức chứng nhận sản phẩm, các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm... để đảm bảo việc triển khai cơ chế, chính sách được thuận lợi, hiệu quả.

2.2. Về đất sản xuất

- Tiếp tục thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa trên địa bàn thành phố.

- Vận động, khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân lựa chọn địa điểm, thực hiện tích tụ, tập trung ruộng đất đđầu tư sản xuất nông nghiệp, thủy sản hàng hóa tập trung, quy mô lớn trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc thỏa thuận hợp pháp giữa các tổ chức, cá nhân với các hộ dân, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các bên. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư chăn nuôi, giết mổ gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản có đủ điều kiện thực hiện đầu tư nâng cấp, xây mới, cải tạo hạ tầng kỹ thuật ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất theo hướng thâm canh, năng suất chất lượng cao, bảo vệ môi trường và sản xuất an toàn dịch bệnh.

2.3. Về hạ tầng sản xuất

- Tiếp tục đầu tư xây dựng, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn các xã, phường, thị trấn; trong đó ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, thu gom và xử lý chất thải trong các vùng sản xuất; xây dựng hạ tầng phục vụ bảo quản, chế biến... bằng các nguồn vốn bảo vệ và phát triển đất trồng lúa, chương trình xây dựng nông thôn mới.

- Tiếp tục đề xuất triển khai Đề án hiện Dự án "Phát triển thủy sản bền vững" trên địa bàn thành phố. Đầu tư, nâng cấp hệ thống các cảng cá trên địa bàn thành phố đáp ứng nhu cầu cho neo đậu, bốc dỡ hàng hóa phục vụ khai thác thủy sản. Xây dựng hệ thống sở dữ liệu ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn phục vụ cho truy xuất nguồn gốc sản phẩm; giới thiệu, quảng bá và trao đổi sản phẩm nông sản an toàn, sản phẩm GAP, hữu cơ trên địa bàn thành phố.

2.4. Về khoa học và công nghệ

- Tiếp nhận, chuyển giao các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp gắn với tình hình thực tiễn tại Hải Phòng; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, tư vấn khoa học và công nghệ; tổ chức đào tạo, tư vấn, tập huấn kỹ thuật, thăm quan học tập, xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp và nhân rộng ở các địa phương.

- Áp dụng các mẫu nhà lưới, nhà màng, nhà kính; sử dụng hệ thống tưới tự động và các máy cơ giới (làm đất, gieo hạt, cấy, thu hoạch, phun thuốc bảo vệ thực vật, máy sấy); xây dựng các kho lạnh bảo quản nông sản; xây dựng khu thu gom, xử lý chất thải trong vùng sản xuất tập trung, áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (GAP), sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ và đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ sinh học trong các khâu của sản xuất trồng trọt.

[...]