STT
|
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
|
ĐỐI TƯỢNG HỖ TRỢ
|
ĐIỀU KIỆN HỖ TRỢ/QUY MÔ HỖ TRỢ
|
NỘI DUNG VÀ MỨC HỖ TRỢ
|
I
|
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LIÊN
KẾT SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
|
1
|
Hỗ trợ chi phí tư vấn xây dựng liên kết
|
a) Nông dân, chủ
trang trại, người được ủy quyền đối với hộ nông dân, tổ hợp tác (sau đây gọi
chung là nông dân).
b) Cá nhân, người
được ủy quyền đối với nhóm cá nhân, hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh (sau
đây gọi chung là cá nhân).
c) Hợp tác xã,
liên hiệp hợp tác xã (sau đây gọi chung là hợp tác xã).
d) Doanh nghiệp.
đ) Các tổ chức,
cá nhân khác có liên quan trong việc thực hiện sản xuất hàng hóa, liên kết hợp
tác gắn với tiêu thụ sản phẩm.
|
a) Điều kiện hỗ
trợ: Các loại cây trồng, vật nuôi đủ điều kiện hỗ trợ có trong danh mục ngành
hàng, sản phẩm quan trọng cần khuyến khích ưu tiên hỗ trợ được UBND tỉnh phê
duyệt, đồng thời đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Phù hợp với
quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Giấy chứng nhận
hoặc cam kết bảo đảm các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chất lượng sản
phẩm, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
- Liên kết đảm
bảo ổn định:
+ Đối với sản
phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác từ 01 năm trở lên, thời
gian liên kết tối thiểu là 05 năm;
+ Đối với sản
phẩm nông nghiệp có chu kỳ nuôi, trồng, khai thác dưới 01 năm, thời gian liên
kết tối thiểu là 03 năm.
- Dự án liên kết
hoặc kế hoạch đề nghị hỗ trợ liên kết được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Quy mô hỗ trợ:
- Các hình thức
liên kết quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 4 Nghị định số
98/2018/NĐ-CP và đáp ứng quy mô (tính cho 01 chu kỳ hoặc vụ sản xuất),
quy mô cụ thể như sau:
+ Lĩnh vực trồng
trọt: Diện tích tối thiểu đối với cây lúa 20 ha; cây công nghiệp, cây ăn quả,
cây thực phẩm (ngô, các loại khoai, các loại đậu, dong riềng...) 10
ha; cây dược liệu, rau, hoa 02 ha; nấm các loại 10 tấn nguyên liệu.
Đối với dự án
liên kết có từ 02 loại cây trồng trở lên, trong đó 01 loại cây trồng bắt buộc
đảm bảo theo diện tích tối thiểu nêu trên và những cây trồng còn lại có quy
mô bằng 50% quy mô theo quy định.
+ Lĩnh vực chăn
nuôi: Quy mô tối thiểu đối với gia cầm, thủy cầm 6.000 con (gồm gà, vịt);
lợn bản địa (lợn thịt 400 con; lợn sinh sản 100 con); trâu, bò thịt
100 con; trâu, bò sinh sản 60 con.
+ Lĩnh vực thủy
sản: Có diện tích ao hồ tối thiểu 01 ha, lồng bè tối thiểu 300m3.
+ Lĩnh vực lâm
nghiệp có diện tích tối thiểu 50 ha; cơ sở sản xuất, chế biến gỗ (sản phẩm
tinh chế, sản phẩm hoàn thiện) có công suất tối thiểu 5.000 tấn/năm;
15.000 m3/năm hoặc 10.000 sản phẩm/năm.
- Loại hình
liên kết sơ chế hoặc chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp có giá trị
nguyên liệu đầu vào từ 2.000 triệu đồng/năm trở lên.
|
Chủ trì liên kết
được ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% chi phí tư vấn xây dựng liên kết, tối đa
không quá 150 triệu đồng, bao gồm tư vấn, nghiên cứu để xây dựng hợp đồng
liên kết, dự án liên kết, phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, phát triển
thị trường.
|
2
|
Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết
|
|
Dự án liên kết
được ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 30% vốn đầu tư máy móc trang thiết bị;
xây dựng các công trình hạ tầng phục vụ liên kết bao gồm: Nhà xưởng, bến bãi,
kho tàng phục vụ sản xuất, sơ chế, bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp. Tổng mức hỗ trợ không quá 5.000 triệu đồng.
|
3
|
Hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm
|
|
Hỗ trợ tối đa
không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm thông qua các dịch
vụ tập trung của hợp tác xã thực hiện dự án liên kết sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm, cụ thể:
a) Nội dung và
mức hỗ trợ:
- Lĩnh vực trồng
trọt: Mức hỗ trợ tối đa không quá 900 triệu đồng/dự án (300 triệu đồng/01
vụ).
- Lĩnh vực lâm nghiệp:
Mức hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/chu kỳ (hỗ trợ sau chăm sóc
nghiệm thu năm thứ 4).
- Lĩnh vực chăn
nuôi:
+ Hỗ trợ chăn
nuôi gà, vịt: Hỗ trợ tối đa không quá 900 triệu đồng/dự án (300 triệu đồng/01
chu kỳ).
+ Hỗ trợ chăn
nuôi lợn bản địa (lợn thịt, lợn sinh sản): Hỗ trợ tối đa không quá
1.200 triệu đồng/dự án (400 triệu đồng/01 chu kỳ).
+ Hỗ trợ chăn
nuôi trâu, bò thịt; trâu, bò sinh sản: Hỗ trợ tối đa không quá 1.500 triệu đồng/dự
án (500 triệu đồng/01 chu kỳ).
- Lĩnh vực thủy
sản: Hỗ trợ tối đa không quá 900 triệu đồng/dự án (300 triệu đồng/01 chu kỳ).
b) Cơ chế hỗ trợ
tính cho 01 vụ hoặc 01 chu kỳ sản xuất nhưng không vượt quá tổng mức hỗ trợ để
thực hiện các nội dung như sau:
- Hỗ trợ chi
phí mua giống và các vật tư thiết yếu (bao gồm các loại phân bón, hóa chất,
thức ăn chăn nuôi) tối đa 100% ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện
nghèo theo công bố của cấp có thẩm quyền và tối đa 70% chi phí ở địa bàn còn
lại.
- Hỗ trợ tối đa
100% chi phí thiết kế mẫu mã, in ấn, mua bao bì, nhãn mác sản phẩm.
|
II
|
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
|
1
|
Chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng
|
Hợp tác xã,
thành viên hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân.
|
a) Các hợp tác xã
được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật hiện hành; có hợp
đồng sản xuất hoặc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh với người
dân trong thời gian tối thiểu 03 năm, giá trị hợp đồng từ 2.000 triệu đồng trở
lên; có vay vốn tín dụng.
b) Đối với
thành viên hợp tác xã: Có xác nhận của hợp tác xã về việc vay vốn để thực hiện
phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh của hợp tác xã.
c) Đối với hộ
gia đình, cá nhân: Quy mô chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản tối thiểu từ 02 con
trở lên; có hợp đồng liên kết, tiêu thụ sản phẩm với đơn vị thu mua sản phẩm;
có vay vốn tín dụng.
|
a) Đối với hợp
tác xã: Hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho các hợp tác xã vay vốn để tổ chức sản
xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, sản phẩm OCOP. Mức vốn vay được
hỗ trợ lãi suất theo thực tế nhưng không quá 2.000 triệu đồng/hợp tác xã. Thời
gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 03 năm. Mỗi
đối tượng chỉ được hỗ trợ 01 lần.
b) Đối với
thành viên hợp tác xã: Hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho các thành viên hợp tác
xã vay vốn để tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, sản
phẩm OCOP. Mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo thực tế nhưng không quá 200
triệu đồng/thành viên. Thời gian hỗ trợ lãi suất theo thời gian vay vốn nhưng
tối đa không quá 03 năm. Mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ 01 lần.
c) Đối với hộ
gia đình, cá nhân: Hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho hộ gia đình, cá nhân vay vốn
để mua trâu, bò cái sinh sản. Mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo thực tế
nhưng tối đa 35 triệu đồng/con trâu cái sinh sản; 25 triệu đồng/con bò cái
sinh sản, tổng mức vốn vay được hỗ trợ lãi suất theo thực tế nhưng không quá
100 triệu đồng/hộ gia đình, cá nhân.
Thời gian hỗ trợ
lãi suất theo thời gian vay vốn nhưng tối đa không quá 03 năm. Mỗi đối tượng
chỉ được hỗ trợ 01 lần.
|
2
|
Hỗ trợ phát triển sản xuất cây trồng, sản phẩm nông nghiệp
chủ lực
|
|
|
|
a
|
Hỗ trợ phát triển sản xuất cây chè Shan tuyết, cây ăn quả
đặc sản
|
Doanh nghiệp, liên
hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân trồng mới cây
chè Shan tuyết, cây ăn quả đặc sản.
|
a) Hỗ trợ trồng
mới cây chè Shan tuyết và các loại cây ăn quả đặc sản được xác định là sản phẩm
chủ lực nằm trong phạm vi đề án, kế hoạch của tỉnh, huyện, thành phố.
b) Có hợp đồng
hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ 05 năm trở lên.
c) Quy mô tối
thiểu trồng tập trung cây ăn quả đặc sản, cây chè Shan tuyết là 02 ha đối với
doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác; 0,3 ha đối với hộ
gia đình, cá nhân.
|
a) Hỗ trợ tối
đa 100% chi phí mua giống và các vật tư thiết yếu (phân bón, hóa chất...)
ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện nghèo nhưng không quá 30 triệu đồng/ha.
b) Hỗ trợ tối đa
70% chi phí mua giống và vật tư thiết yếu ở địa bàn còn lại nhưng không quá
20 triệu đồng/ha.
|
b
|
Hỗ trợ phát triển chế biến chè, miến dong
|
Doanh nghiệp,
liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất miến dong (gọi
chung là cơ sở sản xuất miến dong); doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp
tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, chế biến chè (gọi chung là cơ sở chế
biến chè) trên địa bàn tỉnh.
|
a) Đối với cơ sở
sản xuất miến dong: Xây dựng mới hoặc mở rộng đạt công suất tối thiểu là 80 tấn
miến dong/năm; có hợp đồng tiêu thụ củ dong hoặc tinh bột dong tại tỉnh từ 05
năm trở lên; có hồ sơ hợp pháp chứng minh việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng
công suất chế biến tăng thêm.
b) Đối với cơ sở
chế biến chè: Có hợp đồng liên kết, tiêu thụ chè búp tươi hoặc sản phẩm chế
biến từ chè tại tỉnh từ 05 năm trở lên; công suất chế biến chè với cơ sở chế
biến mới có quy mô tối thiểu 10 tấn búp tươi/năm hoặc nâng công suất chế biến
chè đạt sản lượng 30 tấn chè búp tươi/năm trở lên; có hồ sơ hợp pháp chứng
minh việc đầu tư cơ sở vật chất mới hoặc nâng công suất chế biến tăng thêm.
|
Hỗ trợ tối đa
50% vốn đầu tư cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sản xuất,
máy vò, lò sao...). Đối tượng hỗ trợ có thể được nhận hỗ trợ nhiều lần
nhưng tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 2.000 triệu đồng/cơ sở.
|
3
|
Hỗ trợ phát triển dược liệu
|
Doanh nghiệp,
liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác (gọi tắt là tổ chức), hộ
gia đình, cá nhân tham gia sản xuất, chế biến, kinh doanh dược liệu.
|
a) Phát triển sản
xuất cây dược liệu có liên kết và thị trường; đối với tổ chức có quy mô trồng
tối thiểu là 02 ha, cá nhân, hộ gia đình có quy mô tối thiểu 0,1 ha;
b) Có hợp đồng
hợp tác liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm từ 05 năm trở lên;
c) Đối với cơ sở
sơ chế, chế biến phải đảm bảo công suất chế biến cho 5 ha dược liệu trở lên
và có hồ sơ hợp pháp chứng minh việc đầu tư cơ sở vật chất, nâng công suất chế
biến tăng thêm.
|
a) Hỗ trợ phát
triển vùng sản xuất dược liệu:
- Hỗ trợ tối đa
100% chi phí mua giống và vật tư thiết yếu (phân bón, hóa chất, nilông phủ,...)
ở địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn, huyện nghèo; hỗ trợ tối đa 70% chi phí
mua giống và vật tư thiết yếu ở địa bàn còn lại.
- Mức hỗ trợ:
+ Cây dược liệu
trồng thuần loài ngắn ngày (loại dược liệu trồng và thu hái dưới 1 năm):
Mức hỗ trợ tối đa không quá 70 triệu đồng/ha.
+ Cây dược liệu
trồng thuần loài dài ngày (loại dược liệu trồng và thu hái trên 1 năm):
Mức hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/ha.
b) Hỗ trợ sơ chế,
chế biến dược liệu:
Hỗ trợ tối đa
50% vốn đầu tư cơ sở vật chất (nhà xưởng, máy móc, dây chuyền sơ chế, chế
biến dược liệu) hoặc nâng công suất chế biến đảm bảo chế biến tăng trên
70% diện tích tối thiểu theo quy định. Đối tượng hỗ trợ có thể được nhận hỗ
trợ nhiều lần nhưng tổng mức hỗ trợ tối đa không quá 2.000 triệu đồng/cơ sở.
|
4
|
Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ
cao
|
Liên hiệp hợp
tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao.
|
a) Quy mô tối
thiểu 0,2 ha;
b) Đáp ứng yêu
cầu theo văn bản hướng dẫn về xây dựng nhà lưới, nhà màng do Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn ban hành;
c) Cam kết thực
hiện từ 3 năm trở lên (kể từ sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng) và
chấp hành đúng các quy định liên quan của pháp luật;
d) Sản phẩm được
công nhận đảm bảo an toàn thực phẩm trở lên.
|
Hỗ trợ tối đa
không quá 50% chi phí mua vật tư xây dựng nhà màng, nhà lưới và các thiết bị
tự động hóa quá trình sản xuất nhưng không quá 01 tỷ đồng/tổ chức, cá nhân.
|
5
|
Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn, quy chuẩn sản
phẩm
|
Doanh nghiệp,
liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, trang trại, tổ hợp tác (gọi chung là tổ
chức), cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, liên kết sản xuất nông nghiệp
theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
|
a) Quy mô tối
thiểu: Theo điểm b, điều kiện hỗ trợ của chính sách liên kết quy định tại Mục
I của quy định này. Riêng cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm có
quy mô tối thiểu bằng 50% quy định theo điểm b, điều kiện hỗ trợ của chính
sách liên kết quy định tại Mục I của quy định này.
b) Cam kết thực
hiện; tự chi trả phí đánh giá, giám sát hàng năm để duy trì hiệu lực của Giấy
chứng nhận sự phù hợp tiêu chuẩn theo quy định.
c) Có phương án
liên kết sản xuất và có định hướng về thị trường tiêu thụ sản phẩm
|
a) Hỗ trợ 01 lần
cho các tổ chức, cá nhân 80% kinh phí đánh giá và cấp giấy chứng nhận áp dụng
quy trình sản xuất, sơ chế, chế biến theo tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc Quốc tế
do một tổ chức chứng nhận sự phù hợp theo quy định. Mức hỗ trợ theo thực tế
nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/1 sản phẩm đối với tiêu chuẩn trong nước,
tối đa 300 triệu đồng/1 sản phẩm đối với tiêu chuẩn Quốc tế;
b) Hỗ trợ 01 lần
cho các tổ chức cá nhân 80% phí thẩm định, phân tích mẫu, cấp giấy chứng nhận
cơ sở sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, mức hỗ trợ tối đa không quá 30
triệu đồng/1 tổ chức, cá nhân.
|
6
|
Hỗ trợ phát triển chăn nuôi
|
|
|
|
a
|
Hỗ trợ trồng cỏ và cây thức ăn phục vụ chăn nuôi trâu, bò
|
Doanh nghiệp, hợp
tác xã, tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi trâu, bò.
|
a) Doanh nghiệp,
hợp tác xã, tổ hợp tác, cá nhân, hộ gia đình thực hiện trồng cỏ và cây thức
ăn gắn với phát triển chăn nuôi trâu, bò.
b) Đối với
doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác quy mô hỗ trợ tối thiểu 1,0 ha trở lên
nhưng hỗ trợ không quá 8,0 ha; cá nhân, hộ gia đình quy mô hỗ trợ tối thiểu
0,2 ha trở lên nhưng hỗ trợ không quá 2,0 ha. Diện tích trồng cỏ và cây thức ăn
khi nghiệm thu đảm bảo tỷ lệ sống từ 90% trở lên.
c) Tại thời điểm
nghiệm thu diện tích trồng cỏ và cây thức ăn của doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ
hợp tác, cá nhân, hộ gia đình có số lượng trâu, bò phù hợp với quy mô diện
tích được nghiệm thu.
d) Có hợp đồng
hợp tác liên kết và tiêu thụ sản phẩm từ 05 năm trở lên.
|
Hỗ trợ 01 lần
chi phí để trồng cỏ và cây thức ăn gắn với chăn nuôi trâu, bò; mức hỗ trợ
không quá 6 triệu đồng/ha.
|
b
|
Hỗ trợ phối giống nhân tạo trâu, bò sinh sản
|
Doanh nghiệp, hợp
tác xã, hộ gia đình, cá nhân chăn nuôi trâu, bò cái lai sinh sản đạt tiêu chuẩn
trên địa bàn tỉnh.
|
a) Về quy mô hỗ
trợ:
- Đối với doanh
nghiệp, hợp tác xã: Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản tối thiểu từ 60 con trở
lên.
- Đối với hộ
gia đình, cá nhân: Chăn nuôi trâu, bò cái sinh sản tối thiểu từ 02 con trở
lên.
b) Điều kiện hỗ
trợ: Bê, nghé được sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo.
|
Hỗ trợ 100% chi
phí phối giống thụ tinh nhân tạo trâu, bò sinh sản, nhưng không quá 690.000 đồng/01
lần trâu, bò cái phối giống đạt.
|
c
|
Hỗ trợ giống lợn bản địa sinh sản
|
Các hợp tác xã,
tổ hợp tác chăn nuôi lợn bản địa sinh sản.
|
Mua mới hoàn
toàn, đáp ứng các điều kiện sau:
a) Quy mô tối
thiểu là trang trại nhỏ trở lên (từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên tương ứng
25 con lợn bản địa); đáp ứng yêu cầu về chuồng trại chăn nuôi đối với lợn
sinh sản, khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của
hoạt động chăn nuôi và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
b) Lợn hậu bị
giống bản địa tối thiểu 04 tháng tuổi, trọng lượng không quá 22 kg/con; con
giống có nguồn gốc rõ ràng và đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định hiện hành.
c) Có hợp đồng
hợp tác liên kết và tiêu thụ sản phẩm từ 03 năm trở lên.
|
Hỗ trợ 01 lần lợn
nái hậu bị giống bản địa nhưng không quá 50 con lợn nái hậu bị cho 01 hợp tác
xã hoặc tổ hợp tác, tương ứng 50% giá trị con giống. Mức hỗ trợ không quá 1,2
triệu đồng/con lợn nái hậu bị giống bản địa.
|
7
|
Hỗ trợ phát triển trồng cây lâm nghiệp đa mục đích
|
Chủ rừng có
đăng ký tham gia và cam kết thực hiện trồng cây lâm nghiệp đa mục đích
|
a) Diện tích trồng
rừng tập trung tối thiểu từ 0,3 ha trở lên, thuộc quy hoạch rừng sản xuất;
b) Cây giống trồng
rừng được kiểm soát về chất lượng theo quy định về quản lý giống cây trồng
lâm nghiệp hiện hành;
c) Có Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, giao rừng của cơ quan có thẩm
quyền hoặc diện tích đất chưa giao nhưng người dân đang quản lý, canh tác ổn
định và không có tranh chấp (có xác nhận của chính quyền địa phương).
|
a) Hỗ trợ khảo
sát thiết kế, lập hồ sơ: 300.000 đồng/ha.
b) Hỗ trợ 60%
đơn giá cây giống (kể cả trồng dặm).
c) Hỗ trợ 40%
đơn giá phân bón, hỗ trợ trước khi thực hiện trồng rừng và chăm sóc rừng trồng
hàng năm (03 năm).
d) Hỗ trợ nhân
công trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng 4 triệu đồng/ha/04 năm.
đ) Hỗ trợ chi
phí tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc 10,1 triệu đồng/lớp tập huấn.
|
8
|
Hỗ trợ quảng bá sản phẩm, phát triển thương hiệu, mở rộng
thị trường
|
Doanh nghiệp, hợp
tác xã, cơ sở sản xuất.
|
a) Có hợp đồng
liên kết tiêu thụ trong thời gian 3 năm;
b) Có sản phẩm đạt
OCOP hoặc sản phẩm đạt chứng nhận áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện
hành.
|
a) Hỗ trợ tối
đa 9 triệu đồng/doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất/1 đợt để thuê gian
hàng hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm OCOP hoặc sản phẩm đạt chứng nhận
áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành. Hỗ trợ không quá 2 lần/năm.
b) Hỗ trợ tối
đa 100 triệu đồng/điểm bán hàng trong vòng 24 tháng để thuê điểm bán sản phẩm
trong nước áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành.
|
9
|
Hỗ trợ Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP)
|
a) Các doanh
nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh (chủ thể
OCOP) có sản phẩm OCOP được công nhận.
b) Doanh nghiệp,
hợp tác xã, kinh doanh tiêu thụ sản phẩm OCOP.
|
a) Các chủ thể
có sản phẩm OCOP:
- Được công nhận
lại lần đầu đạt 3 sao, 4 sao, 5 sao và có sản phẩm tăng tối thiểu gấp 2 lần
so với quy mô ban đầu.
- Nâng hạng sao
từ 3 sao lên 4 sao; từ 4 sao lên 5 sao; từ 3 sao lên 5 sao.
b) Đối với
trung tâm, điểm bán hàng theo quy hoạch gắn với các điểm dừng nghỉ trên các
tuyến giao thông, tuyến, điểm du lịch; đáp ứng quy định tại Quyết định số
920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương và Quy chế quản lý điểm giới thiệu,
bán sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của tỉnh; chủ đầu tư cam kết bằng văn
bản hoạt động tối đa 3 năm.
|
a) Hỗ trợ cho
01 lần 50% kinh phí mua sắm máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất sơ chế, chế
biến đóng gói, bảo quản sản phẩm; xây dựng nhà xưởng sản xuất nhằm nâng cao
năng suất, chất lượng và gia tăng giá trị các sản phẩm OCOP, tối đa 500 triệu
đồng/chủ thể.
b) Hỗ trợ 50%
kinh phí thuê, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị (giá, kệ trưng bày sản phẩm,
bảng hiệu tủ bảo quản sản phẩm, trang trí điểm bán hàng...) tại các Trung
tâm điểm giới thiệu, bán sản phẩm OCOP trong tỉnh, tối đa 200 triệu đồng/điểm,
hỗ trợ tối đa 02 điểm/huyện, thành phố.
c) Hỗ trợ sản
phẩm OCOP đạt chuẩn:
- Hỗ trợ các chủ
thể công nhận lại sản phẩm OCOP lần đầu 20 triệu đồng/sản phẩm.
- Hỗ trợ nâng hạng
các sản phẩm OCOP:
+ Từ 3 sao lên
4 sao: 30 triệu đồng/sản phẩm.
+ Từ 3 sao lên
5 sao; từ 4 sao lên 5 sao: 50 triệu đồng/sản phẩm.
|
III
|
CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NÂNG
CAO NĂNG LỰC CHO KHU VỰC KINH TẾ TẬP THỂ
|
|
|
Thành viên, người
lao động đang làm công tác quản lý, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ của các
Liên hiệp hợp tác xã, Hợp tác xã, trên địa bàn tỉnh.
|
a) Được Liên hiệp
hợp tác xã, Hợp tác xã, cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ với
chuyên ngành phù hợp với vị trí công tác và nhu cầu của đơn vị; đủ điều kiện
tuyển sinh của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có năng lực và trình độ phù hợp với
khóa học;
b) Đối với trường
hợp cử đi đào tạo dài hạn: Ngoài việc đáp ứng điều kiện tại điểm a của điều
kiện hỗ trợ tại chính sách này, đối tượng dưới 50 tuổi được hỗ trợ và cam kết
bằng văn bản làm việc trong Liên hiệp hợp tác xã, Hợp tác xã, ít nhất gấp đôi
thời gian tham gia khóa đào tạo, chịu trách nhiệm bồi hoàn kinh phí đào tạo đối
với Nhà nước trong trường hợp không thực hiện cam kết.
c) Đối với hỗ
trợ đưa lao động trẻ về làm việc tại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã: Các hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã có từ 15 thành viên trở lên. Ưu tiên các hợp tác
xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiều thành viên.
|
a) Nội dung hỗ
trợ:
- Hỗ trợ kinh phí
đào tạo đối với thành viên, người lao động của tổ chức kinh tế tập thể: Học
phí theo mức quy định của cơ sở đào tạo; kinh phí mua tài liệu học tập; kinh
phí ăn, ở.
- Hỗ trợ đưa
lao động trẻ về làm việc tại Liên hiệp hợp tác xã, Hợp tác xã: Hỗ trợ kinh phí
cho người lao động tốt nghiệp theo bằng cấp (cao đẳng, đại học, sau đại học)
về làm việc tại các Liên hiệp hợp tác xã, Hợp tác xã.
b) Mức hỗ trợ:
- Hỗ trợ đào tạo
100% kinh phí trả học phí, tài liệu học tập theo quy định của cơ sở đào tạo;
hỗ trợ kinh phí ăn ở cho học viên bằng 1,5 lần mức lương tối thiểu vùng/người/tháng;
tối đa 01 người/hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Hỗ trợ đối với
lao động trở về làm việc tại tổ chức kinh tế tập thể: Hỗ trợ hàng tháng bằng
1,5 lần mức lương tối thiểu vùng/người/tháng, tối đa 36 tháng/người; tối đa
01 người/hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
|