Kế hoạch 9706/KH-UBND năm 2022 thực hiện đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng

Số hiệu 9706/KH-UBND
Ngày ban hành 19/12/2022
Ngày có hiệu lực 19/12/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Phạm S
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9706/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 19 tháng 12 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC THU THẬP THÔNG TIN, DỰ BÁO TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG NÔNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 11/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản;

Căn cứ Kế hoạch số 5731/KH-UBND ngày 03/8/2022 của UBND tỉnh Lâm Đồng về thực hiện Chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 266/TTr-SNN ngày 15/11/2022; UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch thực hiện đề án Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, dự báo tình hình thị trường nông sản trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (Kế hoạch), với các nội dung chính như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản nhằm cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và hoạt động sản xuất, kinh doanh nông sản của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã; góp phần tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững cho nông sản tỉnh Lâm Đồng.

2. Mục tiêu cụ thể đến 2025:

a) Hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin tại các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố trong tỉnh để đáp ứng yêu cầu thực hiện Kế hoạch.

b) Hoàn thành xây dựng, vận hành mạng lưới thu thập, phân tích, giám sát thông tin dữ liệu nông nghiệp tự động từ các huyện, thành phố trong tỉnh về trung tâm dữ liệu tập trung của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kết nối liên thông với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

c) Trên 90% các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trong tỉnh được tiếp cận thông tin phân tích và dự báo tình hình thị trường qua nền tảng công nghệ số.

d) 100% cán bộ thuộc hệ thống mạng lưới từ cấp tỉnh, huyện, xã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu vận hành hệ thống.

đ) Thông tin, dữ liệu về tình hình thị trường nông sản được thu thập thường xuyên phục vụ phân tích, dự báo, đảm bảo tính thống nhất, chính xác và kịp thời cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các hợp tác xã và người dân cùng sử dụng.

3. Định hướng đến 2030:

a) Xây dựng hoàn thiện trung tâm dữ liệu tập trung của ngành nông nghiệp, xây dựng cơ sở dữ liệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh làm nền móng ứng dụng hiệu quả các công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp ln thứ tư ( dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật...) trong thu thập thông tin, phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản.

b) Các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã có thể tìm kiếm, khai thác, sử dụng các thông tin, dữ liệu phân tích, dự báo tình hình thị trường nông sản trên môi trường mạng Internet hoặc cổng cung cấp dữ liệu mở của ngành nông nghiệp của tỉnh.

c) Hệ thống mạng lưới thu thập, cung cấp, kết nối thông tin thị trường nông sản hoạt động hiệu quả, kết nối thông tin thường xuyên, thu hút được các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp và các hợp tác xã kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống thu thập thông tin, phân tích, dự báo thị trường nông sản.

d) Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ công tác ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong hoạt động thu thập thông tin, phân tích và dự báo thị trường nông sản.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Hoàn thiện các quy định, quy chế và ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản:

a) Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin, thu thập thông tin theo thẩm quyền; tuyên truyền, nâng cao nhận thức tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đối với hoạt động thu thập thông tin và dự báo tình hình thị trường nông sản.

b) Nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu công nghệ 4.0 trong công tác thu thập thông tin, phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản, đặc biệt là dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, công nghệ viễn thám và GIS,..

c) Hoàn thiện danh mục dữ liệu, xây dựng dữ liệu số của ngành nông nghiệp theo từng cấp độ để phục vụ việc thu thập, xử lý và phân tích thông tin thị trường nông sản.

d) Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu và quy chuẩn dữ liệu liên quan, tiến đến hình thành cơ sở dữ liệu cấp tỉnh của ngành nông nghiệp. Xây dựng cơ chế thu thập thông tin phân theo nhóm thông tin gắn với chức năng quản lý đồng bộ, thống nhất từ cấp huyện thành phố đến các đơn vị cấp tỉnh thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

đ) Hoàn thiện hệ thống công cụ phục vụ thu thập, xử lý, chuyển đổi, lưu trữ, hệ thống phân tích dữ liệu ngành nông nghiệp nhằm cung cấp thông tin dự báo, cảnh báo về tình hình thị trường nông sản.

2. Xây dựng hệ thống thu thập, xử lý, chuyển đổi cơ sở dữ liệu các sản phẩm nông sản chủ lực của tỉnh, các sản phẩm quốc gia phục vụ phân tích và dự báo tình hình thị trường nông sản:

a) Xây dựng phần mềm để thu thập cơ sở dữ liệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực từ các địa phương sau đó tích hợp vào trung tâm dữ liệu tập trung ngành nông nghiệp của tỉnh, phục vụ cho phân tích và dự báo thị trường nông sản.

b) Xây dựng nguồn dữ liệu, cấu trúc dữ liệu cho hệ thống thông tin thị trường nông sản đảm bảo thống nhất, đồng bộ, có khả năng liên thông, kết nối, chia sẻ để nâng cao hiệu quả hoạt động trong thu thập thông tin, dữ liệu, phân tích và dự báo thị trường nông sản theo vùng nông sản chủ lực, gồm:

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ