Chỉ thị 28/1999/CT-TTg về tổng kết thực hiện chính sách tiền lương, trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 28/1999/CT-TTg
Ngày ban hành 24/09/1999
Ngày có hiệu lực 09/10/1999
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Tấn Dũng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 28/1999/CT-TTg

Hà Nội, ngày 24 tháng 9 năm 1999

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TỔNG KẾT THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG, TRỢ CẤP XÃ HỘI

Chế độ tiền lương và trợ cấp xã hội được thực hiện theo đề án cải cách chính sách tiền lương Nhà nước do Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 và kỳ họp thứ 10 thông qua, về cơ bản đã tiền tệ hóa các khoản phân phối gián tiếp ngoài lương từ ngân sách Nhà nước cho người lao động, khắc phục một bước quan trọng tính bình quân trong chế độ tiền lương trước đây, tạo điều kiện cho việc tuyển dụng, bổ nhiệm, nâng ngạch, nâng bậc cho cán bộ, công chức trong từng ngành, từng lĩnh vực. Tuy nhiên, qua hơn 6 năm thực hiện, chế độ tiền lương và trợ cấp xã hội vẫn còn nhiều tồn tại: tiền lương thực tế bị giảm sút không đủ trang trải cho các nhu cầu thiết yếu của người hưởng lương; chưa có cơ chế tiền lương và trợ cấp thích hợp đối với khu vực sự nghiệp (dịch vụ công) và đối với các đối tượng hưởng chính sách xã hội; việc thiết kế tiền lương còn có những bất hợp lý.

Để đánh giá đúng thực trạng tiền lương và trợ cấp xã hội hiện hành, làm cơ sở cho việc tiếp tục nghiên cứu cải cách chính sách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII), Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo triển khai thực hiện các công việc sau đây:

I. TIẾN HÀNH TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG VÀ TRỢ CẤP XÃ HỘI TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY THEO NHỮNG NỘI DUNG SAU ĐÂY:

1. Về mục tiêu tổng kết:

Phân tích những ưu, nhược điểm của chế độ tiền lương và trợ cấp xã hội trong mối quan hệ với các chính sách kinh tế - xã hội khác; kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách tiền lương và trợ cấp xã hội trong những năm tới.

2. Về nội dung tổng kết:

a) Đánh giá thực hiện các yêu cầu, nguyên tắc đã được nêu tại các Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 15 tháng 5 năm 1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về chỉ đạo thực hiện chế độ lương mới và Chỉ thị số 239/TTg ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai chế độ tiền lương mới; các nguyên tắc quy định tại Điều 8 Quyết định số 69/QĐ-TW ngày 17 tháng 5 năm 1993 của Ban Bí thư Trung ương Đảng quy định tạm thời chế độ tiền lương mới của cán bộ, công nhân viên cơ quan Đảng, đoàn thể; Điều 10 Nghị định số 25/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993; Điều 8 Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ.

b) Tổng kết, đánh giá các văn bản hướng dẫn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với việc triển khai thực hiện chế độ tiền lương và trợ cấp xã hội ở Trung ương, địa phương.

c) Phân tích, đánh giá nội dung chế độ tiền lương và trợ cấp xã hội thực hiện từ ngày 01 tháng 4 năm 1993 đến nay, bao gồm các nội dung sau đây:

- Quy định mức tiền lương tối thiểu giữa đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

- Thang lương, bảng lương, ngạch, bậc lương, hệ số mức lương, quan hệ tiền lương của cán bộ dân cử, bầu cử; công chức ngành tòa án, kiểm sát; hành chính sự nghiệp; đảng, đoàn thể; công nhân viên chức trong các doanh nghiệp và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang.

- Chế độ phụ cấp lương áp dụng chung và các chế độ phụ cấp, trợ cấp đặc thù áp dụng cho một số ngành, nghề.

- Về quản lý tiền lương và thu nhập đối với đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước (quản lý biên chế, quỹ tiền lương, nâng ngạch, nâng bậc lương, các khoản thu nhập ngoài lương); đối với các doanh nghiệp nhà nước (quản lý định mức lao động, đơn giá tiền lương, tiền ăn giữa ca, bồi dưỡng hiện vật, sử dụng quỹ khen thưởng và phúc lợi); đối với doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Phân tích, đánh giá các chế độ sau trong mối quan hệ với chế độ tiền lương của cán bộ, công chức: chế độ sinh hoạt phí đối với hạ sĩ quan, chiến sĩ, chế độ ăn của lực lượng vũ trang; chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ xã, phường, thị trấn; chế độ bảo hiểm xã hội; chế độ trợ cấp xã hội đối với người có công.

3. Đánh giá quan hệ giữa thực hiện chính sách tiền lương và trợ cấp xã hội với các chính sách: giải quyết việc làm; tài chính, đầu tư cơ sở hạ tầng, giá cả, tiền tệ; nhà ở, học tập, khám chữa bệnh; vấn đề cải cách hành chính và tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị.

4. Kế hoạch thực hiện tổng kết:

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải hoàn thành và gửi báo cáo về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo tiền lương Nhà nước chậm nhất vào cuối tháng 12 năm 1999.

Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể, thực hiện tổng kết theo các nội dung nêu trên đối với các cơ quan đảng, đoàn thể.

Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý I năm 2000.

II. THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BÁO CÁO THƯỜNG XUYÊN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ THU NHẬP

Để nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung chế độ tiền lương và trợ cấp xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu, các cơ quan đơn vị theo danh mục đính kèm Chỉ thị này có trách nhiệm báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm số liệu thực hiện về tiền lương và thu nhập, cụ thể như sau:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chỉ đạo các đơn vị trực thuộc có tên trong danh mục đính kèm lập báo cáo theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng:

a) Đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp lập báo cáo gửi về Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;

b) Đối với các doanh nghiệp Nhà nước lập báo cáo gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai, mỗi nơi chọn 3 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 3 doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn, lập báo cáo định kỳ gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Số liệu báo cáo 6 tháng lấy theo số thực hiện đến ngày 30 tháng 6 hàng năm và phải báo cáo chậm nhất vào ngày 31 tháng 7 hàng năm; số liệu báo cáo cả năm được lấy theo số thực hiện đến 31 tháng 12 hàng năm và phải báo cáo chậm nhất vào cuối quý I của năm sau.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ