Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước

Số hiệu 14/CT-UBND
Ngày ban hành 22/09/2016
Ngày có hiệu lực 22/09/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Huỳnh Thị Hằng
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 14/CT-UBND

Bình Phước, ngày 22 tháng 09 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2016-2017 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC

Năm học 2015-2016, thực hiện chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Phước tiếp tục đạt được nhiều kết quả; cơ sở vật chất trường, lớp ổn định và tiếp tục được củng cố, cơ bản đáp ứng được yêu cầu; chất lượng giáo dục ổn định và ngày càng nâng cao; tỷ lệ học sinh bỏ học giảm so với năm học trước; tỷ lệ học sinh đạt giải tại các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng cao; kết quả xóa mù chữ - phổ cập giáo dục được duy trì, giữ vững; đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên phát triển cả về số lượng và chất lượng; công tác quản lý giáo dục từng bước đổi mới; nề nếp, kỷ cương trong các trường học nhìn chung được duy trì;

Thực hiện Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26/8/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 của ngành Giáo dục;

Nhằm tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được và thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:

A. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2016-2017 CỦA NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH BÌNH PHƯỚC

I. Phương hướng chung

Tăng cường kỷ cương, nề nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục, đào tạo: giáo dục mầm non chú trọng đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm; giáo dục phổ thông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; giáo dục chuyên nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn với nhu cầu thực tế của tỉnh.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Rà soát, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục và đào tạo

Căn cứ các chuẩn, quy chuẩn bảo đảm chất lượng giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, tổ chức rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung cấp, cao đẳng và giáo dục thường xuyên phù hợp với điều kiện của từng vùng, huyện, thị xã.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp

Rà soát, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo chuẩn, tiêu chuẩn đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; qua đó, xây dựng kế hoạch và phối hợp tổ chức đào tạo, bi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đạt chun; xây dựng lộ trình tinh giản biên chế những giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục không có khả năng đạt chun.

Tăng cường phối hợp, gắn kết với các cơ sở đào tạo sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; chú trọng bi dưỡng thường xuyên ngay tại nhà trường cho đội ngũ giáo viên thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn, trao đổi, tự học.

3. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường. Cung cấp rộng rãi thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nhu cu của thị trường lao động, nhm định hướng các hoạt động giáo dục đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, phục vụ nhu cầu của địa phương.

Triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, mô hình phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đào tạo kỹ năng nghề trong chương trình hướng nghiệp. Tăng cường huy động các nguồn lực tài chính và các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đảm bảo cho việc tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trường theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo

Từng bước chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục phổ thông. Phối hợp với các trường đại học sư phạm và cao đẳng sư phạm để triển khai đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ theo chương trình ngoại ngữ mới.

Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo. Tiếp tục xây dựng các định dạng đề thi theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

Phát triển hệ thống hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin toàn ngành theo hướng đồng bộ, hiện đại. Nghiên cứu áp dụng linh hoạt, hiệu quả các hình thức đầu tư, trong đó quan tâm tới hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin và xã hội hóa.

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành và triển khai Chính phủ điện tử ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và các cơ sở giáo dục theo hướng đồng bộ, kết nối liên thông. Xây dựng cơ sở dữ liệu toàn ngành phục vụ công tác hoạch định chính sách và quản lý cho các cơ quan quản lý giáo dục và đào tạo.

Đy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả. Xây dựng kho bài giảng e-Learning trực tuyến đáp ứng nhu cầu tự học và học tập suốt đời của người học, thu hẹp khoảng cách tiếp cận các dịch vụ giáo dục và đào tạo có chất lượng của người học giữa các vùng, miền.

6. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2014-2015, lộ trình đến năm 2020. Tổ chức thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đẩy mạnh thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

III. Các giải pháp cơ bản

[...]