Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2016 về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016-2017 do tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 11/CT-UBND
Ngày ban hành 15/09/2016
Ngày có hiệu lực 15/09/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 11/CT-UBND

Tiền Giang, ngày 15 tháng 09 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ NHIỆM VỤ CHỦ YẾU NĂM HỌC 2016 - 2017

Căn cứ Chỉ thị số 3031/CT-BGDĐT ngày 26 tháng 8 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ chủ yếu năm học 2016 - 2017 của ngành Giáo dục; toàn ngành quyết tâm thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ, Kế hoạch hành động của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Chương trình hành động số 49-CTr/TU ngày 23/01/2014 của Tỉnh ủy Tiền Giang thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo,

Căn cứ vào tình hình, nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị toàn ngành Giáo dục, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố Mỹ Tho, đề nghị lãnh đạo các đoàn thể tỉnh quán triệt phương hướng và tập trung thực hiện tốt các nhóm nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2016 - 2017, cụ thể như sau:

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quán triệt sâu sắc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong toàn ngành;

Tăng cường kỷ cương, nền nếp và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các cơ sở giáo dục và đào tạo;

Giáo dục mầm non chú trọng đi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trlàm trung tâm; giáo dục phthông chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thc trách nhiệm của công dân đối với xã hội, khắc phục tình trạng dạy thêm, học thêm sai quy định; giáo dục đại học và giáo dục chuyên nghiệp chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao và gắn với nhu cầu thị trường lao động.

II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

1. Rà soát quy hoạch lại mạng lưới cơ sgiáo dục và đào tạo

Căn cứ vào các chuẩn, quy chuẩn bảo đảm chất lượng, điều lệ trường học, trường chuẩn quốc gia của các cấp học, các địa phương tổ chức rà soát, quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục mầm non, phthông, trung cấp và giáo dục thường xuyên phù hợp với điều kiện của địa phương.

2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục

Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu thực tiễn; đánh giá giáo viên và cán bộ quản lý theo chuẩn đảm bảo khách quan, công bằng qua kết quả tự bồi dưỡng thường xuyên thông qua sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

3. Công tác phân luồng và định hướng nghề nghiệp cho học sinh phổ thông

Tuyên truyền nâng cao nhận thức về công tác giáo dục hướng nghiệp và phân luồng học sinh ở trong và ngoài nhà trường; thông tin rộng rãi về nhu cầu của thị trường lao động trong tỉnh, nhằm định hướng các hoạt động đáp ứng yêu cầu phục vụ lao động của địa phương.

Triển khai thí điểm mô hình giáo dục nhà trường gắn với thực tiễn sản xuất kinh doanh của địa phương, phối hợp giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với các trường trung học cơ sở, trung học phthông đào tạo kỹ năng nghề trong chương trình hướng nghiệp theo hướng thực học, lý thuyết gắn với thực hành và thực tiễn, đảm bảo giáo dục cơ bản ở trung học cơ sở, phục vụ cho giáo dục hướng nghiệp và phân luồng đạt hiệu quả.

4. Nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh các cấp học và trình độ đào tạo

Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình ngoại ngữ 10 năm đối với giáo dục ph thông.

Triển khai đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên theo chuẩn đầu ra ngay trong quá trình và theo kết quả từng giai đoạn giáo dục, đào tạo.

5. ng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, chỉ đạo điều hành ở các cơ quan quản lý giáo dục các cấp và cơ sở giáo dục.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá một cách sáng tạo, thiết thực và hiệu quả.

6. Tăng cường cơ svật chất đảm bảo chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo

Tiếp tục thực hiện Đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên đến năm 2020.

Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Tăng cường hợp tác với doanh nghiệp theo mô hình phối hợp để đầu tư các phòng thí nghiệm, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo, đồng thời giải quyết các yêu cầu thực tiễn của doanh nghiệp.

7. Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao

Nghiên cứu dự báo thị trường lao động để điều chỉnh cơ cấu đào tạo các ngành nghề phù hợp với địa phương.

Kiểm soát quy mô đào tạo theo hướng giảm chỉ tiêu các ngành có ít nhu cầu tuyển dụng, tăng dần quy mô đào tạo các ngành có nhu cầu cao và chất lượng cao. Đy mạnh nghiên cứu khoa học của trường Đại học Tiền Giang góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ