Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công khai vi phạm trong sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Số hiệu | 13/CT-UBND |
Ngày ban hành | 29/03/2016 |
Ngày có hiệu lực | 29/03/2016 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Thanh Hóa |
Người ký | Nguyễn Đức Quyền |
Lĩnh vực | Thương mại,Thể thao - Y tế |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/CT-UBND |
Thanh Hóa, ngày 29 tháng 03 năm 2016 |
Thời gian qua, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp (VTNN), an toàn thực phẩm (ATTP) nông lâm thủy sản đã được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm và có những chuyển biến đáng khích lệ, làm thay đổi nhận thức của người tiêu dùng, cơ sở sản xuất, kinh doanh, tạo được sự đồng tình của dư luận xã hội, chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản từng bước được cải thiện.
Tuy nhiên, một số nơi tình trạng vi phạm các quy định của pháp luật về chất lượng VTNN, ATTP nông lâm thủy sản trong sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ vẫn còn xảy ra và ngày càng tinh vi, phức tạp. Đặc biệt những năm gần đây, lợi dụng tình hình giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp còn nhiều bất cập, một số tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường VTNN kém chất lượng gây thiệt hại cho người nông dân và bức xúc trong dư luận xã hội; một bộ phận người dân chưa thực hiện đúng thời gian cách ly, ngừng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích sinh trưởng trước khi thu hoạch, xuất bán sản phẩm nông sản; việc sử dụng thuốc, hóa chất, chất phụ gia và chất bảo quản cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh nông, lâm, thủy sản vẫn còn diễn ra ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, môi sinh, môi trường và sức khỏe cộng đồng; nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh còn chưa đủ điều kiện bảo đảm ATTP.
Để xảy ra tình trạng trên một phần do công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Nhà nước về chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản chưa sâu rộng và kịp thời; sự phối hợp giữa các sở, ngành và các địa phương chưa thật chặt chẽ; công tác thanh tra, kiểm tra về chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản ở một số địa phương, đơn vị còn chưa được chú trọng; chất lượng các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa cao; công tác xử lý vi phạm, công khai vi phạm của các ngành, đơn vị chức năng chưa đồng bộ, kịp thời, có lúc, có nơi còn thiếu kiên quyết, chưa truy xuất đến cùng nguồn gốc các sản phẩm vi phạm và xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh đã xác định công tác quản lý chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong năm 2016 và các năm tiếp theo. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương, Y tế, Công an tỉnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Thanh Hóa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ban, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, khẩn trương triển khai thực hiện tốt các nội dung sau:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ: Tăng cường công tác thống kê, thanh tra, kiểm tra, đánh giá xếp loại và kiểm tra định kỳ, đột xuất đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và sản phẩm nông lâm thủy sản theo quy định tại Thông tư 45/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 12 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tăng tần suất kiểm tra đối với cơ sở xếp loại C; kiên quyết xử lý đối với cơ sở xếp loại C mà không có các biện pháp khắc phục.
- Sở Công thương: Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ theo Thông tư số 29/2014/TT-BCT ngày 30 tháng 9 năm 2014 quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón.
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Y tế, Công an tỉnh thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và tăng cường thanh tra đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh, các chợ đầu mối, chợ buôn bán mặt hàng nông sản, thực phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đặc biệt là việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật trong trồng trọt và hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản; phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoạt động buôn lậu, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng và gian lận thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp; tập trung kiểm tra, kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ và VTNN lưu thông trên thị trường; phát hiện và xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Công an tỉnh tăng cường công tác trinh sát, điều tra, phối hợp với các ngành, đơn vị chức năng trong tỉnh để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, vận chuyển chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, VTNN kém chất lượng, nhập lậu, không rõ nguồn gốc và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất, kinh doanh VTNN và ATPP nông lâm thủy sản theo phân cấp; quản lý chặt chẽ việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng VTNN trên địa bàn quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Phối hợp tốt với các đoàn thanh tra, kiểm tra của tỉnh (khi có yêu cầu) để thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc quản lý của các cơ quan cấp tỉnh trên địa bàn huyện.
- Truy xuất nguồn gốc, xử lý tận gốc lô hàng, sản phẩm không đảm bảo chất lượng VTNN và ATTP nông lâm thủy sản.
- Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng loại sản phẩm, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh có vi phạm.
- Kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh của các tổ chức tái phạm.
- Chuyển hồ sơ các vụ việc vi phạm với tính chất và mức độ nghiêm trọng cho cơ quan Công an để xử lý nghiêm theo pháp luật.
a) Nội dung công khai:
- Đối với công khai danh sách xếp loại cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp: Tên, địa chỉ, lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, thời điểm kiểm tra, kết quả kiểm tra xếp loại.
- Đối với công khai các hành vi vi phạm: Tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của cá nhân vi phạm; Lĩnh vực hoạt động, kinh doanh chính của tổ chức/cá nhân; Hành vi vi phạm; Mức độ, hậu quả hoặc ảnh hưởng của hành vi vi phạm pháp luật; Hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả và thời gian thực hiện.
b) Trình tự thủ tục công khai:
- Cơ quan đề nghị công khai (là cơ quan, đơn vị ra quyết định xử phạt vi phạm) gửi văn bản về việc công bố công khai và bản sao quyết định xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) đến cơ quan thực hiện công khai (là cơ quan quản lý các phương tiện truyền thông, các trang thông tin điện tử) trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
- Cơ quan thực hiện công khai sau khi nhận được văn bản đề nghị công khai thông tin có trách nhiệm đưa tin đầy đủ, đúng và kịp thời các nội dung cần công khai lên phương tiện truyền thông (là báo viết, đài phát thanh, truyền hình, loa phát thanh xã/phường/thị trấn, bảng tin), trang thông tin điện tử (là các Website của cơ quan quản lý nhà nước có chức năng công khai) theo quy định.