ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 61/2016/QĐ-UBND
|
Thành phố Hồ Chí
Minh, ngày 10 tháng 12 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ VẬT TƯ THU HỒI TỪ CÁC CÔNG
TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ CÔNG VIÊN CÂY XANH DO
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy
phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng tài sản
nhà nước ngày 03 tháng 6 năm 2008;
Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước
ngày 16 tháng 12 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 52/2009/NĐ-CP
ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 10/2013/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai
thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 178/2013/TT-BTC
ngày 02 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định
chi tiết và hướng dẫn
thực hiện một số điều của Nghị định số
10/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ quy định việc quản lý, sử
dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 198/2013/TT-BTC
ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng, xử
lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 5672/TTr-SGTVT ngày 28
tháng 10 năm 2016 và ý kiến thẩm định của Sở Tư
pháp tại các Công văn số 9273/STP-VB ngày 09 tháng 11 năm 2016, Công văn số 8858/STP-VB ngày 01 tháng 11 năm 2016 và Công văn số 5377/STP-VB ngày 04 tháng 7 năm 2016.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy chế về quản lý và xử lý vật tư thu hồi từ các công trình hạ tầng
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và công viên cây xanh do thành phố Hồ Chí
Minh quản lý.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2016.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân
các quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Giao thông vận tải;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐNDTP;
- TTUB: CT, PCT/ĐT;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP;
- Sở Tư pháp; Sở Tài chính;
- Kho bạc Nhà nước TP;
- VPUB: PVP/ĐT;
- Các Phòng KT, NCPC, ĐT;
- Trung tâm Công báo;
- Lưu: VT, (ĐT-HS) XP.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Khoa
|
QUY CHẾ
QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ VẬT TƯ THU HỒI TỪ CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ, ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA VÀ CÔNG VIÊN CÂY XANH DO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUẢN LÝ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 61/2016/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh
Quy chế này quy định việc quản lý và
xử lý vật tư thu hồi được từ:
1. Các công trình kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa cũ trong quá trình thực hiện dự án xây
dựng, cải tạo, nâng cấp công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường
thủy nội địa mới; các công trình xây mới, cải tạo, chỉnh trang, nâng cấp công
viên, cây xanh.
Trường hợp dự án được cấp có thẩm quyền
phê duyệt quy định giá trị vật tư thu hồi được tính trừ vào tổng mức đầu tư của
dự án, thì vật tư thu hồi không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
2. Công tác bảo trì kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ: cầu, đường, chiếu sáng công cộng - đèn tín hiệu giao
thông, thoát nước, vận tải hành khách công cộng.
3. Công tác quản lý, bảo trì đường thủy
nội địa.
4. Công tác quản lý, trồng, chăm sóc,
bảo dưỡng công viên, cây xanh.
5. Những hạng mục trong kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và hạng mục trồng, chăm sóc, bảo dưỡng
lĩnh vực công viên, cây xanh không còn sử dụng; bị khiếm khuyết, hư hỏng, mất
hiệu quả khai thác, hoặc không còn phù hợp với quy định hiện hành.
Điều 2. Đối tượng
áp dụng
1. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với vật tư thu hồi trên địa bàn thành
phố: Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Tài chính, Sở Giao thông vận tải, Ủy ban
nhân dân các quận, huyện.
2. Đơn vị quản lý, Chủ đầu tư, Ban quản
lý dự án sử dụng vốn ngân sách được giao quản lý kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ, đường thủy nội địa, công viên cây xanh trực thuộc Sở Giao thông vận tải và Ủy
ban nhân dân các quận, huyện (sau đây gọi tắt là đơn vị được giao quản lý).
3. Các đối tượng khác có liên quan tới
việc quản lý và xử lý vật tư thu hồi.
Điều 3. Nguyên
tắc quản lý và xử lý vật tư thu hồi
1. Vật tư thu hồi phải được quản lý về
mặt hiện vật theo chế độ quy định, lập chứng từ nhập xuất và ghi chép trên sổ sách.
2. Vật tư thu hồi phải được xử lý kịp
thời theo quy định tại Quy chế này.
3. Việc quản lý, sử dụng vật tư thu hồi
phải được thực hiện công khai minh bạch.
Chương II
THU HỒI VẬT TƯ
Điều 4. Tổ chức
tháo dỡ
Khi xây dựng mới hoặc khi thực hiện
công tác quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa,
chăm sóc bảo dưỡng công viên cây xanh hoặc khi phát hiện những hạng mục kết cấu
hạ tầng không còn sử dụng; bị khiếm khuyết, hư hỏng, mất hiệu quả khai thác,
không phù hợp với quy định hiện hành công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ, đường thủy nội địa, công viên, cây xanh, đơn vị được giao quản lý có trách
nhiệm tổ chức tháo dỡ hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chức năng tháo dỡ và thu hồi
vật tư để xử lý theo quy định (trừ trường hợp dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền
phê duyệt quy định nhà thầu thi công có trách nhiệm tháo dỡ
công trình kết cấu hạ tầng cũ).
Điều 5. Bảo quản
vật tư thu hồi
1. Các đơn vị được giao quản lý phải
có chế độ bảo quản vật tư thu hồi theo nguyên trạng cho đến khi hoàn thành việc
sử dụng, điều chuyển, bán theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Định kỳ tiến hành kiểm kê vật tư
thu hồi theo quy định.
3. Các đơn vị được giao quản lý chịu
trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra thất thoát, xuống cấp, hư hỏng vật tư
thu hồi.
Chương III
XỬ LÝ VẬT TƯ THU
HỒI
Điều 6. Hình thức
xử lý
1. Sử dụng lại trong các công trình
khác của đơn vị. Vật tư thu hồi được sử dụng lại cho công trình nào phải được đưa vào quyết toán của công trình đó và ghi chú sử dụng
vật tư thu hồi.
2. Điều chuyển vật
tư thu hồi giữa các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ
trang nhân dân, tổ chức chính trị xã hội có nhu cầu sử dụng vật tư thu hồi cho
các công trình khác.
3. Thanh lý đối với vật tư thu hồi hư
hỏng không thể sử dụng hoặc sửa chữa không có hiệu quả.
Điều 7. Trình tự
xử lý vật tư sau khi được tháo dỡ
1. Vật tư sau khi được tháo dỡ phải lập
biên bản kiểm kê, đánh giá vật tư thu hồi. Trên cơ sở biên bản này, các đơn vị
được giao quản lý lập chứng từ và sổ sách theo dõi chi tiết
nhập, xuất vật tư thu hồi.
Vật tư sau khi nhập về kho, phải thực
hiện phân loại, sắp xếp trong kho theo thứ tự, đảm bảo xếp dỡ phù hợp và không ảnh
hưởng đến chất lượng vật tư cũng như thuận lợi cho công tác quản lý, kiểm kê
đánh giá định kỳ.
Định kỳ 6 tháng, thực hiện công tác
kiểm kê, đánh giá và báo cáo tình hình quản lý, sử dụng, xử lý vật tư thu hồi
theo quy định.
2. Trên cơ sở khối lượng, nhu cầu sử
dụng, tình trạng vật tư thu hồi, các đơn vị được giao quản lý có trách nhiệm đề
xuất xử lý vật tư thu hồi gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
theo phân cấp xem xét quyết định.
Điều 8. Điều chuyển
vật tư thu hồi
1. Khi có vật tư thu hồi cần điều
chuyển, các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý vật tư thu hồi lập hồ sơ đề nghị
điều chuyển gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 11 của Quy chế
này xem xét quyết định. Hồ sơ điều chuyển vật tư thu hồi theo quy định tại Điều
11 Thông tư số 178/2013/TT-BTC gồm:
a) Văn bản đề nghị điều chuyển của cơ
quan, đơn vị có vật tư thu hồi;
b) Văn bản đề nghị được tiếp nhận của
cơ quan, đơn vị nhận vật tư thu hồi;
c) Ý kiến bằng văn bản của các cơ
quan có liên quan;
d) Danh mục vật tư thu hồi đề nghị điều
chuyển;
e) Tài liệu có liên quan đến vật tư
thu hồi điều chuyển.
2. Trong thời gian 30 ngày, kể từ
ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, ban
hành Quyết định điều chuyển vật tư thu hồi. Quyết định gồm những nội dung chủ yếu
sau đây:
a) Cơ quan, đơn vị có vật tư thu hồi
điều chuyển;
b) Cơ quan, đơn vị nhận vật tư thu hồi
điều chuyển;
c) Danh mục vật tư thu hồi điều chuyển;
d) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
có quyết định điều chuyển của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; cơ quan, đơn vị
có vật tư thu hồi điều chuyển chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị nhận vật tư
thu hồi tổ chức bàn giao tiếp nhận, thực hiện hạch toán tăng giảm, báo cáo kê
khai theo quy định.
4. Việc bàn giao vật tư thu hồi phải
lập thành Biên bản, chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc bàn giao, tiếp
nhận do cơ quan, đơn vị nhận vật tư thu hồi chi trả theo quy định.
Điều 9. Thanh lý
vật tư thu hồi
1. Cơ quan, đơn vị quản lý vật tư thu
hồi lập hồ sơ đề nghị thanh lý, gửi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định tại Quy chế này xem xét, quyết định. Hồ sơ thanh lý vật
tư thu hồi theo quy định tại Điều 12 Thông tư số 178/2013/TT-BTC, gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý;
b) Danh mục vật tư thu hồi đề nghị
thanh lý;
c) Tài liệu liên quan đến vật tư thu
hồi cần thanh lý.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày
nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, ban hành
Quyết định thanh lý vật tư thu hồi. Quyết định gồm những nội dung chủ yếu sau
đây:
a) Cơ quan, đơn vị có vật tư thu hồi
cần thanh lý;
b) Danh mục vật tư thu hồi thanh lý;
c) Phương thức thanh lý;
d) Quản lý, sử dụng số tiền thu được
từ thanh lý;
e) Trách nhiệm tổ chức thực hiện.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày
có Quyết định thanh lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
cơ quan, đơn vị quản lý vật tư thu hồi tổ chức thanh lý như sau:
a) Tổ chức thanh lý theo phương thức
bán:
- Cơ quan đơn vị có vật tư thu hồi cần
thanh lý thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá hoặc thành lập Hội đồng định
giá để xác định giá khởi điểm bán đấu giá (trong trường hợp bán thanh lý bằng
hình thức đấu giá), xác định giá bán chỉ định (trong trường hợp bán thanh lý bằng
hình thức chỉ định đối với vật tư thu hồi của một lần xử lý có giá trị dưới 50
triệu đồng).
- Căn cứ kết quả xác định giá do tổ
chức có chức năng thẩm định giá hoặc Hội đồng định giá xác định; cơ quan, đơn vị
có vật tư thu hồi thanh lý trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để xem xét, quyết
định giá khởi điểm để bán đấu giá hoặc giá bán chỉ định vật tư thu hồi.
- Căn cứ giá khởi điểm để bán đấu giá
hoặc bán chỉ định do cấp có thẩm quyền quyết định; cơ quan, đơn vị có vật tư
thu hồi thanh lý thuê Tổ chức có chức năng bán đấu giá hoặc thành lập Hội đồng
bán đấu giá (trong trường hợp bán thanh lý bằng hình thức đấu giá), thực hiện
bán cho người mua theo quy định của pháp luật về dân sự (trong trường hợp bán
thanh lý bằng hình thức chỉ định).
b) Tổ chức thanh lý vật tư thu hồi theo
phương thức phá dỡ, hủy bỏ:
Cơ quan, đơn vị có vật tư thu hồi
thanh lý tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân khác thực hiện phá dỡ, hủy bỏ
theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hội đồng
định giá và Hội đồng bán đấu giá vật tư thu hồi
1. Thành phần Hội đồng định giá và Hội
đồng bán đấu giá vật tư thu hồi:
a) Hội đồng định giá vật tư thu hồi
được thành lập trong trường hợp xác định giá khởi điểm để bán đấu giá, bán chỉ
định vật tư thu hồi.
Hội đồng định giá vật tư thu hồi của
các cơ quan, đơn vị do lãnh đạo cơ quan, đơn vị có vật tư thu hồi hoặc người được
ủy quyền làm chủ tịch, các thành viên khác gồm:
- Đại diện đơn vị
chuyên môn về tài chính của cơ quan cấp trên.
- Đại diện bộ phận tài chính-kế toán
của cơ quan, đơn vị có vật tư thu hồi.
- Các thành viên khác do Chủ tịch Hội
đồng quyết định căn cứ vào tính chất, đặc điểm của vật tư
thu hồi.
b) Hội đồng bán đấu giá vật tư thu hồi
được thành lập trong trường hợp thực hiện bán đấu giá theo thành phần quy định
tại Điểm a Khoản này.
c) Số lượng thành viên Hội đồng định
giá và bán đấu giá vật tư thu hồi quy định tại Điểm a, b Khoản này tối thiểu là
03 (ba) người.
2. Nguyên tắc hoạt động, cơ chế tài
chính của Hội đồng định giá và Hội đồng bán đấu giá vật tư thu hồi thực hiện
theo quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Thẩm
quyền xử lý
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
ủy quyền Giám đốc Sở Tài chính quyết định điều chuyển vật tư thu hồi giữa Sở
Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các quận, huyện; giữa Ủy ban nhân dân các
quận, huyện.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố
ủy quyền Giám đốc Sở Giao thông vận tải và Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a) Quyết định thanh lý, điều chuyển vật
tư thu hồi giữa các đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
b) Quyết định giá khởi điểm để bán đấu
giá hoặc bán chỉ định vật tư thu hồi (đối với vật tư thu hồi của một lần xử lý
có giá trị dưới 50 triệu đồng).
3. Thủ trưởng các đơn vị được giao quản
lý tổ chức thực hiện việc tháo dỡ, thu hồi, vận chuyển và sử dụng lại vật tư
thu hồi trong phạm vi các công trình được giao quản lý; tổ chức triển khai việc
thực hiện xử lý vật tư thu hồi theo Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Chương IV
QUẢN LÝ TÀI
CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH XỬ LÝ VẬT TƯ THU HỒI
Điều 12. Nội
dung chi
1. Chi phí thuê kho bãi, chi phí bảo
dưỡng, chi phí quản lý và bảo quản vật tư;
2. Chi phí kiểm kê, tháo gỡ, vận chuyển,
phân loại vật tư (chi phí này được xem là khoản chi phí phát sinh trong trường
hợp không được tính vào tổng mức đầu tư của dự án xây dựng công trình kết cấu hạ
tầng mới hoặc trong dự toán đấu thầu, đặt hàng các sản phẩm dịch vụ công ích);
3. Chi phí thanh lý phá dỡ, hủy bỏ vật
tư thu hồi;
4. Chi phí xác định
giá, bán đấu giá vật tư;
5. Chi phí phát sinh trong quá trình
bàn giao, tiếp nhận vật tư thu hồi.
Riêng đối với vật tư thu hồi có Quyết
định điều chuyển: Cơ quan, tổ chức, đơn vị được tiếp nhận vật tư có trách nhiệm
chi trả các chi phí hợp lý có liên quan trực tiếp đến việc
bàn giao, tiếp nhận theo quy định.
6. Các chi phí khác có liên quan trực
tiếp đến việc xử lý vật tư thu hồi.
Điều 13. Mức chi
Mức chi cho từng khoản chi quy định tại
Điều 12 Quy chế này thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quy định; trường hợp chưa có tiêu
chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định thì đơn vị
được giao quản lý xây dựng trong dự toán chi hàng năm trình cơ quan có thẩm quyền
xem xét.
Điều 14. Quản lý
tài chính
1. Hàng năm các đơn vị được giao quản
lý, lập dự toán (nội dung chi quy định tại Khoản 1 Điều 12 Quy chế này) cùng thời
điểm lập dự toán chi hoạt động thường xuyên của đơn vị gửi Sở Giao thông vận tải
hoặc Ủy ban nhân dân các quận, huyện có ý kiến gửi Sở Tài chính để bố trí dự
toán chi ngân sách.
2. Số tiền thu được từ bán đấu giá và
bán chỉ định vật tư thu hồi, sau khi trừ đi các chi phí hợp
lý, hợp lệ quy định tại Khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 12 của
Quy chế này và các khoản thuế có liên quan được nộp vào ngân sách nhà nước. Trường
hợp nếu số thu thấp hơn số chi, Sở Giao thông vận tải hoặc
Ủy ban nhân dân các quận, huyện có ý kiến, gửi Sở Tài chính xem xét để bố trí dự
toán phần kinh phí cần bổ sung.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 15. Trách
nhiệm của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện
1. Hướng dẫn các đơn vị được giao quản lý triển khai Quy chế này.
2. Thực hiện đôn đốc, kiểm tra, giám
sát công tác quản lý vật tư thu hồi của các đơn vị được giao quản lý, quyết định
xử lý vật tư thu hồi theo thẩm quyền.
3. Giải quyết các vướng mắc trong
công tác thu hồi, quản lý, sử dụng vật tư thu hồi theo thẩm quyền.
4. Kiểm tra, đối chiếu danh mục, tổng
hợp báo cáo vật tư thu hồi từ các báo cáo của đơn vị được giao quản lý.
5. Kiểm tra, xét
duyệt quyết toán vật tư thu hồi và thực hiện nghĩa vụ thu nộp ngân sách của các
đơn vị được giao quản lý theo quy định.
6. Tổng hợp báo
cáo tình hình quản lý, xử lý vật tư thu hồi hàng năm báo cáo Sở Tài chính trước
ngày 28 tháng 2.
Điều 16. Trách
nhiệm của các đơn vị được giao quản lý
1. Thường xuyên tiến hành rà soát, kiểm
tra, kịp thời phát hiện và tham mưu cho Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân
quận, huyện những bất cập khiếm khuyết của kết cấu hạ tầng giao thông, thực hiện
thu hồi vật tư và đề xuất hình thức xử lý.
2. Thực hiện công tác thu hồi, bảo quản
và xử lý vật tư thu hồi.
3. Các đơn vị được giao quản lý vật
tư thu hồi thực hiện báo cáo hàng năm tình hình quản lý, xử lý vật tư thu hồi gửi
về Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân quận, huyện trước
ngày 31 tháng 01.
Điều 17. Trách
nhiệm của Sở Tài chính
1. Phối hợp với các Sở ngành có liên
quan tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết những phát sinh, vướng mắc
trong quá trình thực hiện.
2. Tổng hợp báo
cáo tình hình quản lý, xử lý vật tư thu hồi hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân
thành phố trước ngày 31 tháng 3.
Điều 18. Tổ chức
thực hiện
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có
liên quan có trách nhiệm phổ biến thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện nếu phát
sinh vướng mắc, cần điều chỉnh bổ sung, đề nghị các đơn vị
báo cáo kịp thời về Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân các quận, huyện để
xem xét giải quyết./.