Chỉ thị 125/1999/CT-BNN-KH về xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn năm 2000 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu | 125/1999/CT-BNN-KH |
Ngày ban hành | 04/09/1999 |
Ngày có hiệu lực | 19/09/1999 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký | Lê Huy Ngọ |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 125/1999/CT-BNN-KH |
Hà Nội, ngày 04 tháng 09 năm 1999 |
VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP VÀ NÔNG THÔN NĂM 2000
Năm 1999, mặc dù phải đối phó với những diễn biến phức tạp của khí hậu, thời tiết và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhưng nhờ sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ và chính quyền các cấp cùng với những nỗ lực to lớn của nhân dân, sản xuất nông nghiệp vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng, an ninh lương thực quốc gia được đảm bảo, khối lượng xuất khẩu tăng nhanh. Tuy vậy, năm 1999 cũng làm bộc lộ rõ hơn những yếu kém trong cơ cấu kinh tế, cơ sở hạ tầng, dịch vụ và trong hệ thống quản lý nhà nước của ngành, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời.
Bước sang năm 2000, Ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải phấn đấu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp 3,5 - 4%, nhằm hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 1996 - 2000, đạt thành tích tốt để đánh dấu năm cuối cùng của thiên niên kỷ và thiết thực kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, góp phần chấm dứt sự giảm sút nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế, đồng thời tạo ra những chuyển biến mới tạo đà phát triển nông nghiệp theo hướng nâng cao nhanh năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh; thúc đẩy phát triển toàn diện kinh tế - xã hội nông thôn trong những năm tiếp theo.
Để đạt những mục tiêu nêu trên, thực hiện Chỉ thị số 17/1999/CT-TTg ngày 30/6/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2000, Bộ yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị trực thuộc tập trung làm tốt công tác xây dựng kế hoạch phát triển của ngành và đơn vị mình năm 2000. Trong quá trình xây dựng kế hoạch cần quán triệt một số yêu cầu như sau:
- Nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của nông nghiệp là phải tiếp tục phát triển sản xuất, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia và từng khu vực, đẩy mạnh thâm canh lúa trên cơ sở phát triển thủy lợi và áp dụng các giống mới có năng suất cao, có chất lượng phù hợp với yêu cầu của thị trường, mở rộng diện tích ngô lai và hoa màu khác.
- Việc phát triển cây công công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu...phải căn cứ trước hết vào yêu cầu của thị trường và lợi thế về đất đai, khí hậu...ở từng vùng. Hướng dẫn nông dân đẩy mạnh sản xuất các loại cây có thị trường và có thể cạnh tranh, nhất là các loại cây xuất khẩu có giá trị cao, hình thành các vùng sản xuất tập trung gắn với công nghiệp chế biến. Cần khắc phục những hạn chế trong các khâu giống, kỹ thuật canh tác, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản, chế biến nhằm tăng năng suất, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm.
- Thực hiện các giải pháp thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển, bao gồm: hạ giá thành và nâng cao chất lượng thức ăn; cải thiện điều kiện thú y; nâng cao chất lượng giống; cải thiện điều kiện nuôi dưỡng; phát triển thị trường...
- Thực hiện dự án trồng 5 triệu ha rừng. Làm tốt các khâu điều tra cơ bản; giao đất giao rừng; nghiên cứu khoa học; chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giống, vốn; đào tạo cán bộ; tăng cường bộ máy quản lý.
- Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tự nhiên hiện có; ưu tiên bố trí vốn đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký với dân; ở những nơi có điều kiện, có chính sách để dân hưởng lợi trực tiếp từ rừng thay cho việc trả tiền từ ngân sách nhà nước.
- Ưu tiên phát triển khoanh nuôi, tái sịnh rừng phòng hộ, đặc dụng; tập trung trồng mới rừng phòng hộ ở các vùng ưu tiên, tránh phân tán, dàn trải.
- Có biện pháp hỗ trợ thiết thực các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và nông dân phát triển gây trồng rừng sản xuất.
Đầu tư nâng cấp, tổ chức lại sản xuất, nâng cao năng suất các đồng muối hiện có, xây dựng các đồng muối mới, phát triển chế biến muối đáp ứng yêu cầu về chất lượng của các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của diêm dân.
4. Phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản:
- Có kế hoạch phát triển các ngành bảo quản chế biến nông lâm sản gắn với việc xây dựng các vùng nguyên liệu. Trước hết phải đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy đường và các nhà máy chế biến khác hiện có. Đổi mới công nghệ và trang thiết bị chế biến. Có biện pháp hỗ trợ cụ thể để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
- Năm 2000 phải có sự chuyển biến mạnh về bảo quản nông lâm sản, nhất là các mặt hàng tươi sống (rau, quả, thịt...), để nâng cao giá trị thương phẩm, tăng khả năng tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.
- Về đê điều: đảm bảo an toàn hệ thống đê điều ở đồng bằng sông Hồng (đặc biệt là đê Hà Nội) và Bắc khu 4 cũ, đảm bảo an toàn các hồ chưa nước lớn trong mùa mưa bão...thực hiện tốt chương trình nâng cấp, củng cố đê biển ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.
- Về thủy nông: Ưu tiên thực hiện các dự án phục hồi nâng cấp các công trình thủy lợi; tăng cường và hiện đại hoá công tác quản lý khai thác các công trình thủy lợi. Tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương.
- Tập trung đầu tư để đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình hoàn thành trong năm, công trình vượt lũ, công trình dở dang đảm bảo an toàn trong mừa mưa lũ.
- Về xây dựng mới, phát triển các công trình tưới cho cà phê, chè, mía, rau quả, các công trình thủy lợi đa mục tiêu ở Trung du miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây nguyên, thực sự gắn phát triển thuỷ lợi với việc cung cấp nước sinh hoạt, xây dựng các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu, xoá đói giảm nghèo, thực hiện các mục tiêu an ninh quốc phòng; kết hợp các biện pháp thuỷ lợi và lâm nghiệp để nâng cao hiệu quả của công trình.
- Tiếp tục hỗ trợ nông dân chuyển đổi hợp tác xã nông nghiệp khá và trung bình, xử lý hợp tác xã yếu kém, xây dựng hợp tác xã mới và phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng; đổi mới nông lâm trường quốc doanh. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, đồng thời sắp xếp lại và đầu tư hợp lý nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả; áp dụng các hình thức cho thuê hoặc khoán, bán doanh nghiệp, giải thể, phá sản các doanh nghiệp bị thua lỗ kéo dài.
- Sử dụng hợp lý sự hỗ trợ của Nhà nước đối với các thành phần kinh tế gồm cả kinh tế ngoài quốc doanh, nhất là tín dụng đầu tư, để đạt hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
- Thực hiện Chương trình xóa đói giảm nghèo (định canh định cư, xây dựng vùng kinh tế mới và ổn định dân di cư tự do...), Chương trình quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình hỗ trợ 1715 xã nghèo có nhiều khó khăn.