Chỉ thị 66/2000/CT-BNN-KH về việc xây dựng kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thuỷ lợi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu 66/2000/CT-BNN-KH
Ngày ban hành 14/06/2000
Ngày có hiệu lực 14/06/2000
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Nguyễn Văn Đẳng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 66/2000/CT-BNN-KH

Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2000 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG, LÂM NGHIỆP, THUỶ LỢI VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 5 NĂM TỪ 2001-2005

Thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn số 2666 BKH/TH ngày 11/5/2000 của Bộ Kế hoạch và đầu tư về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001-2005, Bộ yêu cầu các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Tổng Công ty, Công ty và đơn vị trực thuộc Bộ triển khai xây dựng kế hoạch 5 năm 2001-2005 của địa phương, và đơn vị với nội dung sau:

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

- Kế hoạch 5 năm 2001-2005 là cơ sở để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn, phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng, bền vững trên cơ sở phát huy cao lợi thế so sánh của mỗi vùng và cả nước; áp dụng nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ, thực sự gắn sản xuất, chế biến với thị trường, nâng cao năng suất, chất lượng của nông sản và khả năng cạnh tranh, đáp ứng vững chắc nhu cầu trong nước về lương thực thực phẩm và chủ động cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường quốc tế; kế hoạch phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu chiến lược và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của ngành và địa phương, tiếp tục quá trình đổi mới trong nông nghiệp và nông thôn.

- Kế hoạch phát triển các ngành sản xuất của mỗi doanh nghiệp, mỗi địa phương và cả nước phải thực sự gắn với thị trường, phải xuất phát từ yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước, trong đó đáp ứng nhu cầu trong nước là nhiệm vụ chính đồng thời hướng mạnh ra xuất khẩu. Các hoạt động về xây dựng cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đào tạo nhân lực, đổi mới quản lý phải gắn với việc thực hiện các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Kế hoạch phải thực hiện chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần, phát huy cao mọi nguồn lực trong nước; Khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước; Chuẩn bị điều kiện để khai thác tốt nhiều cơ hội do hội nhập quốc tế, trước hết là thực hiện các cam kết với ASEAN, cạnh tranh có hiệu quả ở thị trường trong và ngoài nước.

- Các kế hoạch phát triển nông thôn phải chú trọng phát triển kinh tế nông thôn đa dạng với nông công nghiệp và dịch vụ cùng phát triển hướng tới tạo ra nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân, bảo đảm công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, chú ý đúng mức tới phát triển văn hóa - xã hội, xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa.

II- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM 1996 - 2000

- Các địa phương rà soát lại, đánh giá mức độ thực hiện các nhiệm vụ đề ra trong kế hoạch 1996 - 2000 (năm 2000 lấy số liệu ước thực hiện). Phân tích sự chuyển biến trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; Trình độ khoa học - công nghệ thể hiện qua năng suất, chất lượng, hiệu quả của cây trồng, vật nuôi; Chế biến nông lâm sản và ngành nghề ở nông thôn; Mức độ cải thiện về cơ sở hạ tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống; Đánh giá quá trình đổi mới HTX, doanh nghiệp Nhà nước, phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng hóa, bao gồm cả trang trại, kinh tế tư nhân, đầu tư nước ngoài trên địa bàn.

Về phát triển nông thôn cần phối hợp với các ngành đánh giá về việc làm, thu nhập và đời sống của nông dân; Mức giảm tỷ lệ đói nghèo, tình trạng y tế, văn hóa, giáo dục và việc thực hiện các chương trình mục tiêu trên địa bàn.

- Các Cục, Vụ, Viện theo chức năng nhiệm vụ đánh giá tổng hợp tình hình thực hiện các kế hoạch đề ra trong lĩnh vực phụ trách; Đánh giá hiệu quả các chương trình dự án chuyên ngành và sự đóng góp vào việc thực hiện các chương trình và mục tiêu của toàn ngành.

- Các doanh nghiệp đánh giá lại quá trình phát triển sản xuất kinh doanh, gắn với thị trường trong và ngoài nước, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm làm ra và hiệu quả sản xuất kinh doanh, sự đóng góp của doanh nghiệp vào việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.

- Đi đôi với đánh giá cần phân tích nguyên nhân khách quan và chủ quan của những yếu kém, chú ý phát triển những vướng mắc về cơ chế chính sách; Rút ra những bài học về công tác quản lý, chỉ đạo.

III- XÂY DỰNG KẾ HOẠCH 2001 - 2005

Kế hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh phải xuất phát từ thị trường. Các đơn vị phải tiến hành nghiên cứu, phân tích kỹ tình hình thị trường trong và ngoài nước, đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường để xây dựng các kế hoạch về mục tiêu sản phẩm. Chỉ sản xuất khi nắm chắc có thị trường và có thể cạnh tranh.

Mỗi địa phương, đơn vị tập trung phát triển các sản phẩm có lợi thế. Đồng thời nghiên cứu thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để chuyển mạnh sang nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm làm ra nhằm đạt tới giá trị cao, không chạy theo số lượng.

1- Đối với nông nghiệp

- Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá mạnh dựa trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nhiệm vụ quan trọng của nông nghiệp là phải tiếp tục phát triển sản xuất, đẩy mạnh thâm canh lúa trên cơ sở phát triển thuỷ lợi và áp dụng các giống mới có chất lượng cao phù hợp với yêu cầu đang thay đổi của thị trường trong nước và xuất khẩu. Duy trì sản xuất 4 triệu ha lúa nước, nhất là ở những diện tích đã được tưới tiêu chủ động để đạt sản lượng lúa 32 triệu tấn. Đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và hàng năm xuất khẩu khoảng 4-5 triệu tấn gạo, mở rộng diện tích ngô lai và hoa màu khác để tăng nguồn thức ăn cho chăn nuôi.

- Đối với phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, đậu,... phải căn cứ vào yêu cầu của thị trường, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng. Tiến hành tổ chức sản xuất theo qui hoạch các vùng tập trung, gắn với công nghiệp chế biến. Tổ chức tốt công tác khuyến nông và hướng dẫn nông dân trong việc lựa chọn giống, áp dụng kỹ thuật canh tác mới, thu hoạch, vận chuyển, bảo quản,... nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm.

- Thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bằng các giải pháp nâng cao chất lượng giống, tổ chức chăn nuôi quy mô thích hợp theo hình thức trang trại, phát triển thị trường, hạ giá thành và nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi, thú y. Đối với chăn nuôi theo hình thức tận dụng trong các hộ thì hướng dẫn nông dân sử dụng thêm thức ăn công nghiệp nhằm tăng nhanh năng suất và chất lượng sản phẩm...

2. Về lâm nghiệp

- Chuyển từ lâm nghiệp chủ yếu khai thác tài nguyên rừng sang bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng khôi phục và phát triển rừng để đảm bảo khả năng phòng hộ môi trường, bảo tồn diện tích rừng tự nhiên, bảo vệ tính đa dạng sinh học, bảo vệ động vật quý hiếm của rừng.

- Chuẩn bị đầu tư, chuẩn bị giống, vốn, đào tạo cán bộ, tăng cường bộ máy quản lý,... thực hiện tốt dự án trồng 5 triệu ha rừng.

- Ưu tiên bố trí vốn đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã ký với dân, có chính sách để dân hưởng lợi trực tiếp từ rừng thay cho việc trả tiền từ ngân sách Nhà nước.

- Tăng cường cơ sở chế biến gỗ và lâm sản bao gồm phát triển các cơ sở chế biến giấy và bột giấy, ván nhân tạo, sản xuất sản phẩm gỗ cao cấp, sản phẩm công nghệ đáp ứng cho xuất khẩu, sản xuất đồ mộc dân dụng phục vụ tiêu dùng trong nước, xây dựng các cơ sở chế biến song mây, nhựa thông, tinh dầu hội,... qui mô vừa và nhỏ với trang bị hiện đại.

3. Về sản xuất muối

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ