Công văn về việc thực hiện Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển Nông nghiệp và Nông thôn.
Số hiệu | 320/CV-NHNN14 |
Ngày ban hành | 16/04/1999 |
Ngày có hiệu lực | 16/04/1999 |
Loại văn bản | Công văn |
Cơ quan ban hành | Ngân hàng Nhà nước |
Người ký | Nguyễn Văn Giàu |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
NGÂN
HÀNG NHÀ NƯỚC |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 320/CV-NHNN14 |
Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 1999 |
CÔNG VĂN
CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM SỐ 320/CV-NHNN14 NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1999 VỀ VIỆC THỰC HIỆN QĐ SỐ 67/1999/QĐ-TTG NGÀY 30/03/1999 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG NH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN NO&NT
Kính gửi: |
- Tổng Giám đốc Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. |
Thi hành Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30 tháng 03 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các Tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung như sau:
2.1/ Về nguồn vốn:
a/ Căn cứ Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Tổ chức tín dụng đẩy mạnh huy động nguồn vốn để phục vụ cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngoài các hình thức huy động vốn thông thường, trường hợp cần thiết huy động vốn cho chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn trong từng thời kỳ, các Ngân hàng thương mại có thể phát hành trái phiếu với lãi xuất cao hơn lãi suất huy động bình thường tại cùng thời điểm; mức lãi xuất cao hơn tối đa không quá 1% năm. Trong trường hợp huy động vốn trung và dài hạn bằng vàng, các ngân hàng thương mại phải có đề án trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận mới được thực hiện và Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm chuyển số vàng huy động được thành đồng Việt Nam.
b/ Các tổ chức tín dụng tranh thủ huy động các nguồn vốn từ nước ngoài, kể cả vốn ODA và vốn vay thương mại để có thêm nguồn vốn phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn. Các dự án đang được triển khai giai đoạn I như: Tài chính nông thôn, Tín dụng nông thôn, cần khẩn trương giải ngân theo yêu cầu, tạo điều kiện thuận lợi triển khai tiếp vay vốn giai đoạn II.
c/ Ngoài nguồn vốn do các Ngân hàng huy động, hàng năm Ngân sách Nhà nước sẽ dành một phần nguồn vốn chuyển sang các tổ chức tín dụng thực hiện các chương trình kinh tế theo chính sách của Nhà nước. Phần vốn bổ sung hàng năm chủ yếu giao Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn triển khai cho vay phát triển nông nghiệp và nông thôn; trong đó dành phần vốn hợp lý cho hộ nghèo vay qua ngân hàng phục vụ người nghèo.
2.2/ Về cơ chế tín dụng:
a/ Đối với loại tín dụng thông thường:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các Tổ chức tín dụng tăng cường huy động và cân đối đủ vốn đáp ứng tăng khối lượng tín dụng cho nhu cầu phát triển nông nghiệp và nông thôn, tập trung đầu tư vốn vào các đối tượng đã được quy định tại Quyết định số 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ.
Đối với đối tượng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn như: điện, đường giao thông nông thôn, nước sạch, vệ sinh môi trường, các tổ chức tín dụng phối hợp với các chương trình cụ thể của địa phương để xem xét cho vay phần vốn còn thiếu và đảm bảo khả năng thu hồi vốn và lãi.
- Về cơ chế bảo đảm tiền vay: các tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Thủ tướng Chính phủ lưu ý một số nội dung sau đây:
+ Đối với hộ gia đình: Sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Ngân hàng cho vay đến 10 triệu đồng, người vay không phải thế chấp tài sản, chỉ nộp kèm đơn xin vay giấy chứng nhận bản chính quyền sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Trong trường hợp hộ vay vốn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chính thức thì sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời còn thời hạn, nhưng phải do Uỷ ban nhân dân cấp huyện trở lên cấp và phải có xác nhận và không xảy ra tranh chấp. Việc Ngân hàng giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhằm mục đích quản lý, theo dõi, phục vụ tốt việc cho vay, tránh cho vay chồng chéo và nâng cao trách nhiệm của người vay. Các Tổ chức tín dụng xem xét nhu cầu vay vốn thực tế và quyết định mức cho vay phù hợp trong phạm vi mức cho vay tối đa theo quy định hiện hành.
Khi người vay trả nợ đầy đủ Ngân hàng cho vay hoàn trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi hết thời hạn cam kết trả nợ ngân hàng, nếu hộ vay vốn không trả hoặc không trả nợ đủ, ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi nợ.
+ Đối với các hộ sản xuất kinh tế hàng hoá, kinh tế trang trại, Ngân hàng cho vay trên 10 triệu đồng và đối với HTX, doanh nghiệp thuộc đối tượng phải thực hiện các quy định bảo đảm tiền vay của ngân hàng thực hiện áp dụng theo quy định của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
b/ Đối với loại tín dụng cho vay ưu đãi lãi suất: thực hiện theo Quyết định riêng của Thủ tướng Chính phủ và luật khuyến khích đầu tư trong nước.
Căn cứ vào các dự án đầu tư, các mục tiêu cần đầu tư cho phát triển nông nghiệp và nông thôn được Chính phủ chỉ định; Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và các Tổ chức tín dụng khi được giao nhiệm vụ cho vay, thực hiện đúng theo quy định của Chính phủ; Ngân hàng cho vay phải thẩm định về hiệu quả kinh tế của dự án, trong trường hợp phát hiện dự án không có hiệu quả thì chưa cho vay và phải báo cáo kịp thời, đầy đủ lý do cho các cấp có trách nhiệm tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
c/ Đối với loại tín dụng thực hiện theo chính sách của Nhà nước:
Đây là loại tín dụng chỉ định của Nhà nước, Ngân hàng được giao phải giải ngân theo đúng văn bản quy định; người vay không phải thực hiện quy định về bảo đảm tiền vay nhưng có trách nhiệm sử dụng vốn vay đúng mục đích, có hiệu quả và phải đảm bảo hoàn trả nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi đúng thời hạn quy định. Trong trường hợp rủi ro, Ngân hàng cho vay báo cáo Ngân hàng Nhà nước để tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét giải quyết cụ thể.
2.3/ Về thời hạn cho vay:
Các Tổ chức tín dụng xem xét thực hiện cho vay theo chu kỳ sinh trưởng của cây trồng vật nuôi, thời gian luân chuyển vật tư hàng hoá và khấu hao tài sản, máy móc thiết bị, đảm bảo phù hợp với thời hạn cho vay theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 324/1998/QĐ-NHNN1 ngày 30/9/1998 ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
3/ Về màng lưới phục vụ và giao dịch của Ngân hàng:
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam là Ngân hàng chủ yếu thực hiện nhiệm vụ cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn; vì vậy, căn cứ khối lượng tín dụng và khả năng tài chính, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam từng bước mở rộng màng lưới (cơ sở giao dịch, trang bị phương tiện làm việc) để thực hiện giải ngân tại chỗ, đáp ứng yêu cầu phục vụ thuận tiện cho người vay. Chú trọng màng lưới Ngân hàng cơ sở (cấp xã) ở vùng sâu, vùng xa để phục vụ cho vay vốn đến trực tiếp người sản xuất. Việc uỷ thác cho quỹ tín dụng nhân dân và các Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn làm đại lý một số nghiệp vụ về tín dụng chỉ thực hiện sau khi đã xem xét đầy đủ năng lực quản lý và khả năng thực hiện nghiệp vụ đại lý của tổ chức này
Phí uỷ thác thông qua hợp đồng uỷ thác do 2 bên thoả thuận phù hợp bảo đảm bù đắp đủ chi phí nhưng tổ chức đại lý áp dụng lãi suất cho vay không được vượt lãi suất trần cho vay quy định hiện hành.
Các Tổ chức tín dụng cần cải tiến quy trình cho vay đối với từng đối tượng khách hàng là: hộ gia đình, các HTX, các doanh nghiệp đảm bảo thủ tục đơn giản, thuận lợi.