Chỉ thị 12/CT-BGTVT năm 2016 tăng cường đảm bảo công tác vận tải hành khách, hàng hóa trong dịp trước, trong và sau Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017 do Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 12/CT-BGTVT
Ngày ban hành 21/12/2016
Ngày có hiệu lực 21/12/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Trương Quang Nghĩa
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2016

 

CHỈ THỊ

TĂNG CƯỜNG ĐẢM BẢO CÔNG TÁC VẬN TẢI HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRONG DỊP TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT DƯƠNG LỊCH, TẾT NGUYÊN ĐÁN VÀ MÙA LỄ, HỘI XUÂN ĐINH DẬU NĂM 2017

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thsố 33/CT-TTg ngày 17/12/2016 về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá trong đó giao Bộ Giao thông vận tải “chỉ đạo các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp vận tải hành khách, hàng hóa có biện pháp tổ chức vận chuyển, điều động, tăng cường phương tiện để phục vụ tốt nhu cầu đi lại của người dân, không để xảy ra tình trạng người dân không được về quê ăn tết do không có tàu, xe; tổ chức vận chuyển hàng hóa thông suốt trong dịp Tết, đặc biệt là các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biển đảo; tăng cường kiểm tra việc thực hiện kê khai giá cước, niêm yết giá cước vận tải, giá vé tàu, vé xe theo quy định”;

Đchủ động công tác phục vụ cho nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành, các Sở Giao thông vận tải, các Tng công ty và các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan trong toàn ngành Giao thông vận tải, theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị khẩn trương triển khai các nội dung sau:

1. Công tác đôn đốc, chỉ đạo thực hiện:

- Tiếp tục thực hiện nội dung chỉ đạo tại Quyết định số 3597/QĐ-BGTVT ngày 18/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch công tác phục vụ tốt nhu cầu đi lại của nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017.

- Thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, phối hợp giữa các lực lượng vận tải, quản lý kết cấu hạ tầng giao thông, quản lý phương tiện vận tải, cảng hàng không, nhà ga đường sắt, bến xe, cảng, bến thủy nội địa, quản lý người điều khiển phương tiện nhằm bảo đảm kịp thời giải quyết hoặc tham mưu để xử lý các tình huống phát sinh.

2. Công tác bảo đảm đáp ứng nhu cầu vận tải trong các đợt cao điểm phục vụ vận chuyển, bảo đảm trật tự an toàn giao thông:

- Xây dựng kế hoạch phục vụ vận tải đảm bảo đáp ứng kịp thời khi nhu cầu vận tải phát sinh tăng cao, đặc biệt tại các đầu mối giao thông, bảo đảm giải tỏa hành khách và hạn chế tối thiểu ùn tắc giao thông. Tập trung chủ yếu: Kế hoạch bố trí phương tiện; kế hoạch tăng cường, bổ sung hoặc điều chuyển phương tiện khi có nhu cầu, bố trí lái tàu, lái xe, phi công, nhân viên phục vụ; kế hoạch kiểm tra các điều kiện an toàn vận tải; bảo đảm cho cán bộ, nhân dân, học sinh, sinh viên đi lại được thuận tiện, an toàn; không để hành khách chậm về quê đón Tết do không có phương tiện vận chuyển.

- Chỉnh trang sạch đẹp tại các vị trí khu vực nhà ga, cảng, bến thy nội địa, bến xe, cảng hàng không, sắp xếp các vị trí cung cấp thông tin để hành khách chủ động trong việc lựa chọn chuyến đi; triển khai các hình thức bán vé, tạo thuận lợi cho người dân có nhu cầu mua vé, đồng thời có biện pháp chống việc đầu cơ, buôn bán vé gây mất trật tự xã hội; tiếp tục thực hiện có hiệu quả và đẩy mạnh phong trào “4 xin, 4 luôn” trong toàn ngành.

- Quán triệt các đơn vị vận tải, các cảng, bến thủy nội địa, nhà ga, cảng hàng không thực hiện nghiêm các quy định trong việc vận chuyển hành khách và hàng hóa; có chính sách ưu đãi, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách là người khuyết tật, người cao tuổi khi tham gia giao thông.

3. Công tác quản lý phương tiện, người điều khiển phương tiện:

- Tuyên truyền, giáo dục đội ngũ lái xe, lái tàu, nhân viên phục vụ nâng cao ý thức chấp hành quy định pháp luật về trật tự an toàn giao thông. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với đội ngũ lái xe, lái tàu, người điều khiển phương tiện thủy nội địa, nhân viên phục vụ; đặc biệt tăng cường kiểm tra, giám sát về hành trình, tốc độ vận hành của phương tiện đường bộ, ngăn chặn tình trạng sử dụng rượu, bia, chạy quá tốc độ quy định khi tham gia giao thông.

- Tăng cường công tác kiểm tra chất lượng phương tiện, không sử dụng các phương tiện không bảo đảm an toàn kỹ thuật để khai thác.

- Tăng cường công tác kiểm tra an toàn tại các bến thủy nội địa, vận tải khách du lịch và vận tải khách ngang sông, dọc tuyến; kiểm tra an toàn hoạt động của phương tiện thủy nội địa. Đặc biệt chú trọng đối với các tuyển vận tải từ bờ ra đảo, tuyến vận tải hành khách bằng phương tiện thủy cao tốc khu vực các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hải Phòng, Kiên Giang, Quảng Ngãi, Quảng Ninh. Cương quyết đình chỉ hoạt động của cảng, bến thủy nội địa không đảm bảo điều kiện về an toàn, xử lý quyết liệt đối với những vi phạm là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, như: phương tiện không đăng ký, đăng kiểm, không đảm bảo chất lượng, chở quá vạch dấu, mớn nước an toàn, chở quá số người được phép chở, người điều khiển không có bằng, chứng ch chuyên môn.

4. Công tác quản lý kết cấu hạ tầng giao thông:

- Kiểm tra, rà soát hệ thống biển báo giao thông, các đoạn tuyến, khu vực có nguy cơ ùn tắc giao thông (nhất là các đoạn tuyến đang thi công trên Quốc lộ 1, Quốc lộ 20 và các tuyến đường cửa ngõ vào các thành phố ln), có phương án bố trí nhân lực ứng trực để kịp thời phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức điều tiết giao thông khi xảy ra ùn tắc; nâng cao điều kiện đảm bảo an toàn giao thông tại các nút giao thông, các điểm giao cắt đồng mức giữa đường bộ với đường sắt, các tuyến đường quanh khu vực trường học, các vị trí tiềm ẩn mất an toàn giao thông để có biện pháp cảnh báo hoặc khắc phục kịp thời khi xảy ra sự cố; tổ chức cảnh giới vào các giờ cao điểm tại các cầu chung đường sắt và đường bộ, đường ngang không có người gác mà lưu lượng phương tiện qua lại cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời các sự cố, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt xảy ra trong khu vực được giao quản lý.

- Các đơn vị thi công có phương án tổ chức giao thông, hoàn trả mặt đường, bảo đảm phương tiện lưu thông an toàn, không gây ùn tắc giao thông do việc thi công các công trình; đồng thời yêu cầu lái xe, chủ xe chở vật liệu xây dựng phục vụ các công trình xây dựng đúng trọng tải cho phép chở theo quy đnh; thành lập và duy trì bộ phận ứng trực để bảo đảm giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và mùa Lễ hội xuân Đinh Dậu năm 2017.

- Các đơn vị quản lý đường thủy nội địa thực hiện nghiêm túc chế độ kiểm tra luồng tuyến, thực hiện công tác chống va trôi kết hợp điều tiết đm bảo an toàn giao thông trên đường thủy nội địa tại các cầu nguy hiểm, các khu vực trọng điểm; cần kiểm tra, rà soát lại hệ thống báo hiệu đã được triển khai trên tuyến, điều chỉnh hệ thống báo hiệu, nhất là các báo hiệu tại khu vực cầu vượt sông để đảm bảo cho phương tiện thủy lưu thông được an toàn.

5. Công tác quản lý giá cước vận tải và bán vé trước cho hành khách:

- Các đơn vị vận tải chấp hành nghiêm các quy đnh về quản lý giá cước vận tải; Sở Giao thông vận tải phối hợp Sở Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện kê khai giá, niêm yết giá cước trên phương tiện và việc thu giá cước theo đúng giá niêm yết, có biện pháp xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng lượng hành khách tăng để tăng giá ở mức cao mà không thực hiện việc kê khai niêm yết.

- Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành và các Sở Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải chủ động bán vé trước cho hành khách dưới nhiều hình thức và ứng dụng công nghệ thông tin trong bán và phát hành vé tới hành khách có nhu cầu sử dụng.

6. Ngăn chặn vận chuyển hàng cấm, hàng hóa là nguồn phát sinh, lây lan bệnh dịch:

- Thực hiện nghiêm các chỉ đạo tại chthị, công điện của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, vận chuyển, buôn bán và đốt pháo; về quản lý, sử dụng pháo.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhằm ngăn chặn vận chuyển gia súc, gia cầm, các sản phẩm từ gia súc, gia cầm không rõ nguồn gốc và không có chứng nhận kiểm dịch y tế trên các phương tiện vận tải hành khách đi, đến từ khu vực có dịch bệnh để hạn chế thấp nhất việc lây lan dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng gia súc.

7. Công tác kết nối các phương thức vận tải để phục vụ vận chuyển hành khách:

- Sở Giao thông vận tải các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đặc biệt là những địa phương có lưu lượng hành khách và phương tiện đi lại tăng cao trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và dịp lễ hội xuân năm 2017 chủ động xây dựng kế hoạch làm việc với các đơn vị có liên quan để tăng cường khả năng kết nối giữa các doanh nghiệp vận tải đường bộ, đường sắt, hàng không và đường thủy, phối hợp và hỗ trợ cùng nhau để phục vụ vận tải hành khách đảm bảo chất lượng và an toàn giao thông.

- Các Tổng công ty: Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Cảng hàng không Việt Nam, Vận tải thủy, Hàng hải Việt Nam tăng cường công tác phối hợp giữa các lĩnh vực để thực hiện hiệu quả công tác tổ chức vận tải hành khách và hàng hóa trong dịp Lễ, Tết năm 2016. Riêng đối với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và cơ quan chức năng tổ chức giao thông, cảnh giới vào các giờ cao điểm tại các cầu chung đường sắt và đường bộ, đường ngang không có người gác mà lưu lượng phương tiện qua lại cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông, có biện pháp khắc phục các sự cố, tai nạn giao thông đường sắt trong khu vực được giao quản lý.

[...]