Quyết định 3446/QĐ-BGTVT năm 2016 phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 3446/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 04/11/2016
Ngày có hiệu lực 04/11/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Trương Quang Nghĩa
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3446/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 04 tháng 11 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Quyết định số 355/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Điều chỉnh Chiến lược giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày 04/03/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận ti đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 08/03/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 13/2015/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Nâng cao chất lượng vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt theo hướng tiện nghi, an toàn, nhanh chóng với chi phí hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

2. Đảm bảo tính kết nối của VTHKCC bằng xe buýt với các loại hình vận tải hành khách khác và các đầu mối vận tải. Tái cơ cấu mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt theo hướng mở rộng phạm vi phục vụ, giảm hệ số trùng tuyến và phân loại chức năng phục vụ từng loại tuyến cụ thể.

3. Hình thành các tuyến VTHKCC bằng xe buýt để thay thế các tuyến vận tải hành khách tuyến cố định (nội tỉnh, liên tỉnh).

4. Phát triển hệ thống VTHKCC bằng xe buýt tại các địa phương theo hướng đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, hạn chế ùn tắc giao thông và bảo vệ môi trường.

II. MỤC TIÊU

1. Đảm bảo 100% các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quy hoạch và hoạt động VTHKCC bằng xe buýt để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

2. Tăng cường tỷ lệ đảm nhận của VTHKCC bằng xe buýt, trong đó tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người dân: Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt từ 10% ÷ 15%; các thành phố Hải Phòng, Đà Nng, Cần Thơ đạt từ 5% ÷ 10%; các tỉnh, thành phố còn lại đạt từ 1% ÷ 5%.

3. Đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ trong quản lý, điều hành, khai thác hoạt động VTHKCC bằng xe buýt.

III. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VTHKCC BẰNG XE BUÝT ĐẾN NĂM 2020

1. Tăng cường khả năng tiếp cận của hệ thống VTHKCC bằng xe buýt

a) Điều chnh mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại các tỉnh, thành phố theo hướng mở rộng phạm vi phục vụ. Ưu tiên đầu tư các tuyến buýt chuyên biệt phục vụ nhu cầu đi lại đặc thù (buýt kết nối sân bay, buýt bến nối bến, buýt du lịch, mini buýt v.v...). Đảm bảo mật độ bao phủ của mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt đạt tiêu chí trong phạm vi 500 m người dân có thể tiếp cận sử dụng xe buýt (đạt tỷ lệ khoảng 70% tại khu vực trung tâm thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khoảng 40% tại khu vực trung tâm các thành phố Hải Phòng, Đà Nng, Cần Thơ).

b) Tiếp tục hoàn thiện mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt tại các tỉnh, thành phố, đảm bảo phát triển đồng bộ các tuyến xe buýt xuyên tâm, xe buýt vành đai, xe mini buýt thực hiện chc năng gom khách, xe buýt chuyên chở học sinh, sinh viên...

c) Nghiên cứu thí điểm triển khai một số tuyến VTHKCC bằng xe buýt hành trình đi qua chuỗi các đô thị thuộc các tỉnh lân cận kết nối với thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để thể thay thế các tuyến vận tải hành khách cố định (nội tỉnh, liên tnh).

d) Đảm bảo 100% các cảng hàng không có tuyến xe buýt kết nối với trung tâm tỉnh, thành phố; các nhà ga, bến xe khách loại II trlên đều có tuyến xe buýt kết nối.

đ) Hình thành hệ thống điểm trung chuyển tại các đô thị lớn đảm bảo kết nối giữa đường vành đai với các trục hướng tâm và kết nối giữa hệ thống đường st đô thị với mạng lưới VTHKCC bằng xe buýt.

[...]