Chỉ thị 07/CT-TTg năm 2021 về thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 07/CT-TTg
Ngày ban hành 15/03/2021
Ngày có hiệu lực 15/03/2021
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Đầu tư,Thương mại,Văn hóa - Xã hội

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 07/CT-TTg

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2021

 

CHỈ THỊ

VỀ THU HÚT CÁC NGUỒN LỰC XÃ HỘI CHO NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG BIÊN GIỚI ĐẤT LIỀN, TRÊN BIỂN VÀ HẢI ĐẢO, GẮN VỚI BẢO VỆ VỮNG CHẮC CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ NÂNG CAO ĐỜI SỐNG NHÂN DÂN

Khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo là những khu vực, địa bàn quan trọng, trọng yếu về quốc phòng, an ninh, đồng thời cũng là địa bàn có những điều kiện, cơ sở để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới do dư địa và tiềm năng phát triển của các khu vực này còn nhiều. Việc huy động các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2017 ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-TW.

Để hiện thực chủ trương của Đảng và Nhà nước, trong thời gian qua các bộ, ngành và địa phương đã chủ động xây dựng, tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, triển khai các cơ chế, chính sách, từng bước thực hiện chủ trương “kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh” đặc biệt trên khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo.

Hệ thống các cơ chế, chính sách đã được ban hành tương đối đầy đủ, kịp thời, phát huy tốt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; đã khuyến khích, động viên sự vào cuộc của toàn xã hội cùng với sự cố gắng vươn lên, sự chung tay của nhân dân cả nước; đời sống của người dân, đồng bào vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo thời gian qua có sự chuyển biến tích cc. Sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên, tình trạng đói, nghèo giảm mạnh, chênh lệch về kinh tế và đời sống của người dân trong khu vực với mặt bằng chung của cả nước ngày càng thu hẹp. Kinh tế - xã hội của các địa phương vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo có sự phát triển, đời sống người dân được cải thiện rõ rệt.

Tuy nhiên, việc thể chế hóa Nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước thành các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc triển khai thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội gắn tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo còn chồng chéo, tính pháp lý của một số văn bản chưa cao; việc hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành còn chậm dẫn đến khó khăn cho các địa phương trong triển khai thực hiện. Việc thu hút đầu tư phát triển khu vực còn gặp nhiều khó khăn, kém hiệu quả. Nhu cầu đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, nguồn lực đầu tư vẫn chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước.

Để kịp thời bổ sung, điều chỉnh và thực thi đồng bộ các cơ chế, chính sách nhằm thu hút nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế - xã hội các vùng biên giới đất liền, trên bin và hải đảo gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia và nâng cao đời sống nhân dân. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và các địa phương triển khai thực hiện một số nội dung, giải pháp cụ thể như sau:

1. Mục tiêu

Bảo đảm hệ thống cơ chế, chính sách đồng bộ, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo. Từng bước hiện đại hóa công tác quản lý biên giới; hỗ trợ người dân, các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm việc, sinh sống ở khu vực biên giới, tập trung vào vấn đề định canh, định cư, ổn định sinh kế, giảm tình trạng di cư tự do; giảm đói, nghèo bền vững; phát trin kinh tế - xã hội kết hợp với quản lý các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Nhiệm vụ

a) Rà soát, thống kê, phân loại cơ chế, chính sách theo các nhóm gồm: cơ chế chính sách về đầu tư phát triển, tín dụng, văn hóa - xã hội, phát triển nông nghiệp, nông thôn, củng cố quốc phòng, an ninh.

b) Đánh giá hệ thống các cơ chế chính sách hiện có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiệm vụ đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo; kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới các cơ chế chính sách bảo đảm phù hợp, khuyến khích mọi nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, gắn với củng cố quốc phòng, an ninh khu vực.

c) Thời gian triển khai thực hiện

- Từ năm 2021 đến năm 2023 tập trung rà soát, phân loại, đánh giá, tác động của từng cơ chế, chính sách đối với việc thu hút các nguồn lực xã hội cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, từng lĩnh vực gắn với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, an ninh vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo.

- Từ năm 2023 đến năm 2025 triển khai việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ và ban hành mới các cơ chế, chính sách nhm tăng cường thu hút các nguồn lực xã hội hiện có cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh vùng biên giới đất liền, trên bin và hải đảo. Năm 2025 tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về sơ kết việc thực hiện mục tiêu của Chỉ thị này; trong đó, đề xuất biện pháp thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách cùng với việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm, trước mắt là giai đoạn 2026-2030.

- Hằng năm, thực hiện tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

3. Giải pháp thực hiện

- Hướng dẫn, triển khai thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách, các chương trình dự án có liên quan nhằm phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển các khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo.

- Lồng ghép nhiệm vụ huy động các nguồn lực xã hội tham gia phát triển kinh tế - xã hội các vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo gn với bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia với việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia từng giai đoạn và Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 ban hành kèm theo Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án có tính lan tỏa nhằm kích thích sự phát triển kinh tế - xã hội vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo, tạo tiền đề, môi trường thuận lợi để nhân dân và các nhà đầu tư tích cực tham gia đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh, hiện thực hóa chủ trương thu hút nguồn lực xã hội đầu tư cho phát triển khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo.

- Hằng năm, thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai thực hiện Chỉ thị; đồng thời đề xuất kế hoạch, giải pháp nhm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra phù hợp với tình hình thực tế, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, gắn với củng cố quốc phòng, an ninh, kết hợp quản lý nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường khu vực.

4. Tổ chức thực hiện

a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan, rà soát tổng thể các cơ chế, chính sách, các chương trình dự án có liên quan đến thu hút đầu tư phát triển các khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo. Hướng dẫn các bộ, ngành địa phương thực hiện việc rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ, ban hành mới các cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện, thu hút tối đa nguồn lực xã hội cho đầu tư xây dựng kinh tế - xã hội khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo. Đề xuất các giải pháp tăng cường, nâng cao hiệu quả thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực xã hội đphát triển kinh tế - xã hội các vùng biên giới đất liền, trên biển và hải đảo. Hằng năm chủ trì tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện Chỉ thị này, tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức khảo sát, đánh giá tình trạng sạt lở các mốc quốc giới, bờ sông, bờ suối biên giới; tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai việc xây dựng các công trình kè sông, suối biên giới, kè bảo vệ mốc giới, kè bảo vệ đường biên giới tại các khu vực dễ sạt lở, có khả năng ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng, an ninh cần đầu tư khẩn cấp.

- Năm 2025 chủ trì báo cáo sơ kết việc thực hiện Chỉ thị này; đồng thời, đề xuất biện pháp thực hiện đồng bộ hệ thống cơ chế, chính sách trong quá trình xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2026-2030.

b) Bộ Tài chính

Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ:

- Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài và hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi của Nhà nước có liên quan tới đầu tư phát triển kinh tế - xã hội khu vực biên giới đất liền, trên biển và hải đảo.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ