Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2015 về tăng cường phối hợp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015-2016 trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
Số hiệu | 06/CT-UBND |
Ngày ban hành | 21/09/2015 |
Ngày có hiệu lực | 21/09/2015 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hậu Giang |
Người ký | Đồng Văn Thanh |
Lĩnh vực | Giáo dục |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06 /CT-UBND |
Hậu Giang, ngày 21 tháng 09 năm 2015 |
VỀ TĂNG CƯỜNG PHỐI HỢP THỰC HIỆN NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM HỌC 2015-2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG
Thực hiện Chỉ thị số 3131/CT-BGDĐT ngày 25 tháng 8 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm năm học 2015 - 2016 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; tiếp tục phát huy kết quả đã đạt được trong năm học 2014-2015 và những năm học qua, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:
Tiếp tục quán triệt và triển khai Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2014 của UBND tỉnh về thực hiện Chương trình số 202-CTr/TU ngày 10 tháng 02 năm 2014 của Tỉnh ủy Hậu Giang thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, với những nhiệm vụ trọng tâm sau:
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt, có hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; giáo dục, bồi dưỡng ý thức trách nhiệm, năng lực và hiệu quả công tác cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho học sinh, sinh viên gắn với việc đưa nội dung các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành thành hoạt động thường xuyên trong mỗi đơn vị, cơ sở giáo dục.
- Xây dựng và phát triển hệ thống dữ liệu quản lý giáo dục thống nhất trong toàn ngành. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục, phát huy hiệu quả phần mềm quản lý giáo dục của ngành.
- Đổi mới, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giáo dục các cấp; nâng cao hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh công tác thanh tra quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, xử lý nghiêm, kịp thời các sai phạm và thông báo công khai trước công luận.
- Thông tin, truyền thông kịp thời các chủ trương, giải pháp trong quản lý và đổi mới giáo dục. Tiếp tục đổi mới công tác thi đua - khen thưởng gắn với hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục; nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục và học sinh, sinh viên trong toàn ngành.
- Củng cố và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, kết quả xóa mù chữ; tăng cường công tác phân luồng, tư vấn hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp trong trường phổ thông.
- Chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chuyên môn, tăng cường các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học, bậc học:
+ Đối với giáo dục mầm non: rà soát, điều chỉnh chương trình giáo dục mầm non theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đổi mới hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và tăng cường các điều kiện để nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; tăng cường hoạt động vui chơi và các hoạt động trải nghiệm, khám phá của trẻ; chú trọng giáo dục hình thành và phát triển kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi của trẻ, với yêu cầu của xã hội hiện đại và truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương, của dân tộc, trong đó quan tâm triển khai và thực hiện tốt các khẩu hiệu: “Tiên học lễ, hậu học văn”, “Học đi đôi với hành”.
+ Đối với giáo dục phổ thông: đổi mới nội dung, phương pháp dạy học đồng bộ với đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện theo hướng phát triển năng lực học sinh. Tiếp tục chỉ đạo đổi mới về kiểm tra, đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Rút kinh nghiệm công tác tổ chức kỳ thi trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2015, chuẩn bị tốt cho việc triển khai kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 và những năm tiếp theo đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
+ Đối với giáo dục thường xuyên: phát triển và nâng cao chất lượng các chương trình giáo dục thường xuyên đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và tạo điều kiện chuyển đổi ngành, nghề của người lao động. Củng cố kết quả xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ theo hướng mở, bền vững, phù hợp với đặc điểm, nhu cầu của người học và thực tiễn địa phương.
- Điều chuyển, điều phối giáo viên trong phạm vi quản lý của ngành, đảm bảo hợp lý theo nhu cầu; tiếp tục tham mưu để có những giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, nhất là đối với cấp học mầm non và tiểu học; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định.
- Tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu đào tạo nhân lực của ngành và đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Tăng cường các hình thức bồi dưỡng và hỗ trợ hoạt động dạy học và quản lý cho giáo viên, cán bộ quản lý.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát đầu tư, công tác đấu thầu, công tác quyết toán trong xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị của các đơn vị; quản lý có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, huy động các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, nhất là giáo dục mầm non.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo):
- Thực hiện tốt công tác phân luồng, hướng nghiệp sau trung học cơ sở, trung học phổ thông và liên thông giữa các chương trình giáo dục, cấp học và trình độ đào tạo; có giải pháp nhằm hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh khuyết tật, học sinh thuộc diện bảo trợ xã hội.
- Thực hiện việc sáp nhập các trung tâm giáo dục trên địa bàn cấp huyện theo các văn bản chỉ đạo của Trung ương.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư (phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo):
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành chủ trương đầu tư và cân đối nguồn vốn xây dựng trường, lớp học phục vụ năm học 2015-2016 và các năm học tiếp theo; đồng thời, cân đối nguồn vốn cho các huyện, thị xã, thành phố tiến hành xây dựng, nâng cấp, sửa chữa trường, lớp học.
- Thực hiện các hoạt động xã hội hóa giáo dục; ưu tiên các Chương trình, Dự án, các nguồn tài trợ hợp pháp khác cho phát triển giáo dục và đào tạo.
4. Sở Tài chính: phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo đúng quy định.
5. Sở Xây dựng: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo kịp thời thẩm định các hồ sơ thiết kế xây dựng; đồng thời, thực hiện tốt chức năng kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng cơ bản thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc quy hoạch phát triển mạng lưới trường, lớp học; phối hợp rà soát và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc phát triển và tăng cường ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập; đồng thời, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về những chủ trương, chính sách thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo nhằm kêu gọi, khuyến khích phát triển công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn; phối hợp với Công an tỉnh tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định tại các cơ sở dịch vụ Internet trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Khoa học và Công nghệ (phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo):