Kế hoạch 52/KH-UBND năm 2014 về Thực hiện Chương trình số 202-CTr/TU ngày 10/02/2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” do Tỉnh Hậu Giang ban hành

Số hiệu 52/KH-UBND
Ngày ban hành 18/07/2014
Ngày có hiệu lực 18/07/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hậu Giang
Người ký Trần Thành Lập
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 52/KH-UBND

Hậu Giang, ngày 18 tháng 7 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH SỐ 202-CTR/TU NGÀY 10/02/2014 CỦA TỈNH ỦY VỀ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ TÁM BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA XI) VỀ “ĐỔI MỚI CĂN BẢN, TOÀN DIỆN GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

Thực hiện Chương trình số 202-CTr/TU ngày 10 tháng 02 năm 2014 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) (sau đây gọi tắt là Chương trình của Tỉnh ủy), UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình của Tỉnh ủy về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, cụ thể như sau:

I. Mục đích yêu cầu:

- Làm cho các cấp chính quyền, các sở, ngành, đoàn thể và cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân nhận thức rõ về ý nghĩa và tầm quan trọng của Chương trình của Tỉnh ủy đối với nhiệm vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

- Trên cơ sở các nhiệm vụ đề ra, ngành Giáo dục và Đào tạo chủ động và tích cực phối hợp với các sở, ban ngành, đoàn thể có liên quan, UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng lộ trình thực hiện một cách cụ thể, thiết thực gắn liền với tình hình thực tế của địa phương.

- Tiếp tục phát huy mọi nguồn lực của xã hội nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương một cách bền vững; định kỳ tổ chức sơ, tổng kết nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh cần thiết để phù hợp với yêu cầu phát triển chung của địa phương, khu vực và của cả nước.

II. Nội dung:

Trên cơ sở các nội dung của mục tiêu trong Chương trình của Tỉnh ủy, ngành Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan cần quan tâm phối hợp thực hiện tốt các nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp, cụ thể như sau:

1. Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp đối với việc thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo:

a) Nhiệm vụ, mục tiêu:

- Quán triệt sâu sắc và cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp về đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục và đào tạo trong ngành giáo dục và đào tạo, trong cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đặc biệt tích cực tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò quyết định của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, cũng như xác định người học là chủ thể trung tâm của quá trình giáo dục.

- 100% các cơ sở giáo dục từ mầm non đến cao đẳng, đại học nghiêm túc thực hiện Quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 5 năm 2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Phát huy vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các chi, đảng bộ trong các cơ sở giáo dục và các cấp quản lý giáo dục đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. Nâng cao chất lượng và phát triển số lượng đảng viên trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ đảng viên trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đạt tối thiểu là 55%, tương ứng đến năm 2020 đạt tối thiểu là 60%.

- Tiếp tục tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động vận động xã hội hóa giáo dục nhằm phát huy trí lực và tài lực của toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương.

b) Giải pháp:

- Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa ngành giáo dục và đào tạo với các ngành có liên quan trong công tác tuyên truyền và vận động toàn xã hội cùng quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp “trồng người”; phát huy hơn nữa các mô hình, hình thức thực hiện vận động xã hội hóa giáo dục đạt hiệu quả cao trong thời gian qua như: mô hình đỡ đầu trường học, vận động hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, vận động nâng cấp, sửa chữa và xây dựng mới trường, lớp học v.v….

- Sở Giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý thường xuyên kiểm tra việc thực hiện công khai trong các cơ sở giáo dục, trong đó phát huy vai trò chỉ đạo của các chi ủy, đảng ủy, các đoàn thể và thanh tra nhân dân tại đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung và công tác công khai, dân chủ nói riêng.

- Các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai và thực hiện có hiệu quả nội dung của các cuộc vận động và phong trào thi đua trong toàn ngành, trong đó đặc biệt quan tâm đến việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, xem đây là một trong những giải pháp tích cực để rèn luyện, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có tâm huyết, phẩm chất đạo đức tốt đứng vào hàng ngũ của Đảng.

2. Tập trung thực hiện đổi mới các yếu tố cơ bản tác động phát triển phẩm chất, năng lực người học và cải thiện chất lượng giáo dục:

2.1. Về thực hiện nội dung, chương trình dạy học của các ngành học, cấp học:

a) Nhiệm vụ:

- Nghiêm túc và kịp thời triển khai thực hiện các nội dung về đổi mới chương trình, sách giáo khoa do Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo đối với các ngành học, cấp học.

- Phát huy vai trò sáng tạo của người dạy, người học; đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại.

- Chú trọng giáo dục pháp luật, nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; tiếp tục triển khai sâu, rộng các nội dung của phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trong đó chú ý đến việc tổ chức các hoạt động mang đậm tính nhân văn và tính giáo dục sâu sắc như: phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc các di tích lịch sử, văn hóa; lễ tri ân – trưởng thành...

b) Giải pháp:

- Trên cơ sở các nội dung, chương trình được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, kết hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, các cấp quản lý giáo dục và các cơ sở giáo dục chủ động cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện, đảm bảo đạt hiệu quả và chất lượng cao nhất.

- Đội ngũ nhà giáo thuộc các ngành học, cấp học cần tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để người học phát huy năng lực, sở trường trong quá trình học tập và nghiên cứu; phát huy phương pháp tổ chức dạy học tích hợp; phối hợp tốt giữa dạy lý thuyết với tổ chức thực hành, đồng thời tích cực ứng dụng các thành tựu tiến bộ của khoa học, kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin vào hoạt động dạy và học. Kích thích nghiên cứu và sáng tạo khoa học - kỹ thuật trong đội ngũ nhà giáo và học sinh, sinh viên thông qua các hội thi sáng tạo khoa học - kỹ thuật các cấp.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ