Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2016 về triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do tỉnh Kon Tum ban hành

Số hiệu 06/CT-UBND
Ngày ban hành 16/06/2016
Ngày có hiệu lực 16/06/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Đào Xuân Quí
Lĩnh vực Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/CT-UBND

Kon Tum, ngày 16 tháng 6 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC TRIỂN KHAI XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

Thực hiện Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 02/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành phố và các Công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu thuộc tỉnh khn trương triển khai xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 với các nội dung và yêu cầu cụ thể như sau:

A. YÊU CẦU XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

1. Đánh giá sát thực, đúng thực chất tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của địa phương, đơn vị, bao gm: đánh giá đầy đủ tình hình thực hiện các nghị quyết và kết luận của Tỉnh ủy, Hội đng nhân dân tỉnh và các văn bản chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016. Nội dung đánh giá cần phân tích rõ những kết quả đạt được trong việc thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu kinh tế, thực hiện các đột phá lớn, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các lĩnh vực khoa học, giáo dục, đào tạo, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, quốc phòng, an ninh...; những tn tại, hạn chế và nguyên nhân; biện pháp khắc phục trong những tháng cuối năm. Đối với tình hình hạn hán, các ngành, địa phương tập trung đánh giá, thống kê thiệt hại cụ thể đối với sản xuất và đời sống nhân dân, bám sát tình hình đdự báo và có những giải pháp phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.

2. Việc xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các chỉ tiêu kế hoạch năm 2017 phải căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV và tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; trên cơ sở đó dự báo về những thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các yêu cầu phát triển đất nước, vùng Tây Nguyên và của tỉnh trong giai đoạn tới.

3. Việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 phải phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự thảo Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 của địa phương.

4. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 phải được triển khai xây dựng đồng bộ, hệ thống, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị đđảm bảo chất lượng và tiến độ đề ra.

5. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, công bằng, hiệu quả trong xây dựng kế hoạch và phân bố các ngun lực.

B. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC NĂM 2017

I. Nhiệm vụ xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội

1. Nhiệm vụ phát triển kinh tế

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư và đẩy mạnh phát triển sản xuất kinh doanh, tập trung đầu tư các công trình, dự án có hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tiếp tục đy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp. Đẩy mạnh triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý và tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt khoảng 9%.

Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực. Nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả của sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai các dự án công nghiệp, các dự án nông nghiệp công nghệ cao, các dự án lớn đang triển khai trên địa bàn tỉnh; trồng rừng, trồng cây công nghiệp, sâm Ngọc Linh, các cây dược liệu quý, rau hoa xứ lạnh và nuôi cá trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi. Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ và huy động các ngun lực xã hội đđầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn.

Thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới và đy mạnh thâm canh đ tăng năng sut, sản lượng. Phát triển và hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, trong đó tiếp tục huy động các nguồn lực xã hội đxây dựng một số cơ sở giết mgia súc, gia cầm tập trung. Tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo và phát triển ngun lợi thủy sản trên các lòng hồ thủy điện, thủy lợi; quản lý, bảo vệ rừng.

Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 theo chỉ đạo của Chính phủ. Đi mới công tác quy hoạch, kế hoạch và điều hành phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường. Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh; tạo mọi điều kiện thuận lợi đphát triển các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; khuyến khích đi mới công nghệ, nâng cao cạnh tranh của doanh nghiệp. Triển khai thực hiện tốt Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), Luật Đầu tư (sửa đổi), Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, trong đó tập trung hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu trên cơ sở mở rộng thị trường, mở rộng mặt hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Tăng cường hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, mở rộng mạng lưới cung ứng dịch vụ ở vùng nông thôn, phát triển mạnh hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ, nhất là các mặt hàng thiết yếu, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, bình n giá cả thị trường trong tỉnh.

Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư. Ưu tiên đầu tư cho các công trình, dự án quan trọng, cấp bách của tỉnh, các công trình có tính kết ni, lan tỏa phát triển giữa các vùng, các ngành, lĩnh vực; các dự án khc phục thiên tai, hạn hán, đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt; phát triển ba vùng kinh tế động lực; giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới. Tập trung vốn chi trả các khoản nợ trong xây dựng cơ bản, các khoản vốn ứng trước kế hoạch; bố trí cho các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng trong năm 2016 và dự kiến hoàn thành trong năm 2017, hạn chế khởi công xây dựng mới các công trình, dự án. Tăng cường công tác theo dõi, đánh giá, giám sát việc quản lý và sử dụng vn của các dự án đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước. Đy mạnh các hình thức đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Chủ động áp dụng các biện pháp kiểm soát hoạt động tín dụng đnâng cao hiệu quả và chất lượng. Tiếp tục ưu tiên cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các ngành kinh tế mũi nhọn và sản phẩm chủ lực của tỉnh.

2. Nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội và các lĩnh vực khác

Khuyến khích mạnh mẽ mọi tổ chc, cá nhân nghiên cứu, sáng tạo, ng dụng khoa học công nghệ, sáng kiến nâng cao năng sut lao động trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, quản lý nhà nước. Đy mạnh hỗ trợ khoa học và công nghệ cho các doanh nghiệp, chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp.

Tiếp tục đi mới và thực hiện tốt công tác xã hội hóa các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao. Tăng cường các giải pháp, chính sách nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiu số. Nâng cao y đức và chất lượng khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế; tăng cường củng cố mạng lưới y tế cơ sở; chủ động phòng chng các dịch bệnh, không đcác dịch bệnh lớn xy ra. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa dân tộc. Phát triển phong trào thể dục, th thao đ nâng cao thchất của người dân. Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo; bình đng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ. Chú trọng công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; đy mạnh thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên. Tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm.

Tiếp tục thực hiện tốt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020; Đề án “đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ gắn với giải quyết việc làm và xuất khẩu đối với lao động đã qua đào tạo.

Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia; các chương trình, dự án và các giải pháp, chính sách an sinh xã hội do Chính phủ ban hành đhỗ trợ phát triển sản xuất, n định đời sống đối với người nghèo, vùng nghèo, đồng bào dân tộc thiu số khó khăn, vùng bị thiên tai.

3. Nhiệm vụ về bảo vệ môi trường

Ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; việc khai thác trái phép các nguồn tài nguyên, khoáng sản. Kiểm soát chặt chẽ các nguồn gây ô nhiễm và xử lý nghiêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Chủ động ứng phó với biến đi khí hậu, phòng tránh thiên tai. Kiên quyết thu hi giy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với các cơ sở vi phạm về địa điểm hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp và các văn bản luật liên quan; không cấp phép mở xưởng chế biến gỗ gần rừng và chuyn dần các cơ sở hiện có vào khu sản xuất tập trung.

4. Nhiệm vụ về cải cách hành chính

Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng nn hành chính hiện đại, chuyên nghiệp; đơn giản hóa thủ tục hành chính đtạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhân dân. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước gắn với việc đi mới phương thức điều hành.

Đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chng lãng phí, đấu tranh phòng, chống quan liêu, tham nhũng. Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, không đcác vụ việc tn đọng, kéo dài.

[...]