Chỉ thị 03/2006/CT-BTS về tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển Việt Nam do Bộ thuỷ sản ban hành
Số hiệu | 03/2006/CT-BTS |
Ngày ban hành | 27/03/2006 |
Ngày có hiệu lực | 26/04/2006 |
Loại văn bản | Chỉ thị |
Cơ quan ban hành | Bộ Thuỷ sản |
Người ký | Lương Lê Phương |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
BỘ
THỦY SẢN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2006/CT-BTS |
Hà Nội, ngày 27 tháng 03 năm 2006 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THỦY SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN VIỆT NAM
Thực hiện Luật Thủy sản và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, trong thời gian qua Bộ Thủy sản đã phối hợp với các Bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố ven biển tích cực thực hiện việc quản lý các hoạt động khai thác thủy sản trên các vùng biển của Việt Nam nên hoạt động khai thác thủy sản đã có nhiều chuyển biến tốt góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền vùng biển tổ quốc; tuy nhiên trong hoạt động khai thác thủy sản vẫn còn một số tồn tại:
- Trong khai thác thủy sản xa bờ: Chưa xây dựng được mô hình tổ chức khai thác xa bờ, hiệu quản hoạt động khai thác thủy sản ở vùng biển xa bờ của nhiều tàu cá còn thấp; việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần, khâu tổ chức tiêu thụ sản phẩm khai thác, bảo quản sau thu hoạch, tổ chức sản xuất theo đoàn đội, công tác điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường khai thác còn hạn chế. Tai nạn xảy ra trên vùng biển xa bờ vẫn còn nhiều, chưa được cứu nạn kịp thời. Tàu nước ngoài vi phạm vùng biển của ta và tàu của ngư dân ta bị nước ngoài bắt giữ vẫn còn xảy ra ở các vùng biển giáp ranh với các nước trong khu vực.
- Trong khai thác thủy sản ven bờ: Chưa xây dựng được mô hình quản lý nghề khai thác cá ven bờ dựa vào cộng đồng để huy động được sự tham gia tự giác của ngư dân trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Nhiều ngư dân vẫn sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ, phương tiện bị cấm để khai thác thủy sản; vi phạm vùng cấm, thời gian cấm khai thác thủy sản; đánh bắt các đối tượng cấm khai thác, đánh bắt các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định. Việc cạnh tranh, xung đột giữa các tàu, các nghề với nhau trên biển vẫn xảy ra; nhiều tàu hoạt động không đúng tuyến khai thác, tàu có công suất lớn vẫn vào vùng biển gần bờ để khai thác làm ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản ven bờ; chưa quản lý được tàu cá ngay từ khi bắt đầu đóng mới, dẫn đến số lượng tàu cá phát triển tự phát, gia tăng cường lực khai thác ở vùng biển ven bờ làm cho nguồn lợi ven bờ ngày càng suy giảm.
Để khắc phục tình trạng nêu trên; Bộ trưởng Bộ Thủy sản yêu cầu các Cục, Vụ và các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quản lý thủy sản (dưới đây gọi chung là Sở Thủy sản) thực hiện tốt một số việc sau đây:
1. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản
- Phối hợp với Viện Nghiên cứu hải sản, Viện Kinh tế Quy hoạch thủy sản, các Sở Thủy sản xây dựng Đề án sắp xếp, tổ chức lại sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế đánh bắt thủy sản trên từng địa bàn. Điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp, cỡ loại tàu cá để phát triển đội tàu cá phù hợp với ngư trường của từng vùng biển, tuyến khai thác nhằm bảo đảm khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản.
- Xây dựng quy chế hoạt động khai thác thủy sản theo hình thức tổ, đội, hội nghề nghiệp, hợp tác xã.
- Phối hợp với các Sở Thủy sản quản lý chặt chẽ việc đóng mới, đăng ký, đăng kiểm tàu cá, cấp giấy phép khai thác nhằm kiểm soát được lực lượng tàu cá khai thác thủy sản trên từng tuyến.
- Triển khai các đề tài, dự án nhằm thúc đẩy phát triển công nghệ khai thác xa bờ, bảo quản và giảm thất thoát sau thu hoạch, cơ giới hóa khai thác thủy sản, xây dựng mô hình tổ chức khai thác xa bờ, mô hình quản lý nghề khai thác thủy sản dựa vào cộng đồng.
- Phối hợp với Vụ Tổ chức Cán bộ trình lãnh đạo Bộ thành lập Ban chỉ đạo Chương trình phát triển cơ khí.
- Tiếp tục tổ chức, điều tra, nghiên cứu nguồn lợi thủy sản trên các vùng biển; tập hợp kết quả điều tra, dự báo ngư trường, nguồn lợi cung cấp cho Sở Thủy sản, các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan thông tin đại chúng để thông báo cho ngư dân đi khai thác trên các ngư trường đạt hiệu quả. Đánh giá sự biến động của nguồn lợi hải sản, môi trường và đề xuất các biện pháp quản lý.
- Nghiên cứu, du nhập các công nghệ khai thác tiên tiến; các phương pháp bảo quản sau thu hoạch; cơ giới hóa ngành khai thác thủy sản nhằm nâng cao hiệu quả khai thác, chất lượng sản phẩm, giảm sức lao động.
- Xây dựng cơ cấu nghề nghiệp, tàu thuyền phù hợp với từng vùng biển để làm cơ sở cho việc điều chỉnh hiện trạng tàu thuyền nghề cá.
Phối hợp với Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Khuyến ngư Quốc gia, các Sở Thủy sản và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền về Luật Thủy sản và các văn bản dưới Luật, pháp luật quốc tế có liên quan để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ, không vi phạm các quy định trong công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản, phân vùng, phân tuyến trong hoạt động khai thác thủy sản, không vi phạm vùng biển các nước… để các tàu khai thác thủy sản hoạt động đúng quy định và kết hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
5. Trung tâm Khuyến ngư Quốc gia
Tăng cương công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, chủ trương chính sách và pháp luật của Nhà nước, kết quả điều tra nguồn lợi, dự báo ngư trường đến khuyến ngư và ngư dân các tỉnh ven biển, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật, các công nghệ mới để ngư dân khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản và có hiệu quả kinh tế cao.
6. Vụ Kinh tế tập thể và tư nhân
Phối hợp với Viện Kinh tế Quy hoạch, các Sở Thủy sản tổ chức lại quản lý vùng biển ven bờ theo hình thức dựa vào cộng đồng, nghiên cứu xây dựng các mô hình tổ chức phù hợp với từng vùng biển; đề xuất chính sách giao quyền cho cộng đồng quản lý vùng biển ven bờ để Bộ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Khẩn trương đánh giá tình hình hoạt động khai thác hải sản của tỉnh, tổ chức sắp xếp lại cơ cấu nghề nghiệp, cỡ loại tàu cá phù hợp với tuyến khai thác, ngư trường nguồn lợi hiện có nhằm đảm bảo khai thác bền vững trong vùng biển do tỉnh quản lý.
- Tham mưu do UBND tỉnh giao quyền và hướng dẫn cho cộng đồng ngư dân ven biển khai thác và tham gia quản lý nguồn lợi thủy sản tuyến bờ theo hình thức dựa vào cộng đồng.
- Phối hợp các cấp, các ngành, các hội nghề nghiệp hướng dẫn cho ngư dân thành lập các hội nghề cá tự nguyện, hợp tác xã; tổ chức khai thác trên tuyến lộng, tuyến khơi theo đoàn đội để hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất trên biển; thành lập các đội dân quân tự vệ biển nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng, an toàn cho đội tàu khi đi khai thác trên các vùng biển.
- Nâng cao năng lực quản lý và điều hành cảng cá, bến cá nhằm phục vụ tốt cộng đồng ngư dân; lấy cảng cá, bến cá làm trung tâm điều hành các hoạt động quản lý: quản lý tàu ra vào cảng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hoạt động sản xuất – kinh doanh, tuyên truyền giáo dục về các chính sách của Nhà nước…