Báo cáo 459/BC-HĐDT13 2013 kết quả giám sát "Tình hình đầu tư tại địa bàn có điều hiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số” theo Luật Đầu tư do Hội đồng Dân tộc ban hành

Số hiệu 459/BC-HĐDT13
Ngày ban hành 16/05/2013
Ngày có hiệu lực 16/05/2013
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Hội đồng Dân tộc
Người ký Ksor Phước
Lĩnh vực Đầu tư,Văn hóa - Xã hội

QUỐC HỘI KHÓA XIII
HỘI ĐỒNG DÂN TỘC

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 459/BC-HĐDT13

Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2013

 

BÁO CÁO

KẾT QUẢ GIÁM SÁT: “TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ” THEO LUẬT ĐẦU TƯ

Thực hiện chương trình hoạt động giám sát năm 2013, Hội đồng Dân tộc tiến hành giám sát: “Tình hình đầu tư tại địa bàn có điều hiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu s theo Luật Đầu tư.

Đ triển khai hoạt động giám sát, Thường trực Hội đồng Dân tộc đã ban hành Nghị quyết 366/NQ-HĐDT137ngày 04/01/2013, thành lập các đoàn giám sát, xây dựng kế hoạch giám sát, gửi các văn bản yêu cầu Chính phủ, Bộ, ngành, y ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan báo cáo tình hình, kết quả đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiu s (theo nội dung, yêu cu, đ cương, biểu mẫu của Hội đồng Dân tộc).

Ngày 04/3/2013, Thường trực Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên họp mở rộng, mời đại diện các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội nghe Lãnh đạo các Bộ, ngành[1] báo cáo tình hình triển khai, kết quả thực hiện Luật Đầu tư tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Từ ngày 05/3 đến 18/3/2013, Hội đồng Dân tộc tổ chức 5 đoàn đến giám sát tại 14 tỉnh[2]. Theo đề nghị của Hội đồng Dân tộc, tại các địa phương, đoàn giám sát đã nhận được sự phối hợp của Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Tính đến ngày 15/5/2013, Hội đồng Dân tộc mới nhận được báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân 27 tỉnh[3], còn lại 14 tỉnh[4] không có báo cáo theo yêu cầu của Hội đồng Dân tộc.

Ngày 26/4/2013, Hội đồng Dân tộc tổ chức phiên họp toàn thể để các Thành viên tham gia ý kiến vào dự thảo báo cáo kết quả giám sát.

Qua báo cáo của Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh và giám sát trực tiếp tại địa phương, Hội đồng Dân tộc báo cáo kết quả giám sát, như sau:

I. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

Tại Chương V, Điều 28, khoản 1 quy định địa bàn ưu đãi đầu tư, được cụ thể hóa tại Nghị định số 108, ngày 22/9/2006, của Chính phủ, quy định chi tiết và hướng dn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, gồm “địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hi đặc biệt khó khăn”. Đợt giám sát này, Hội đng Dân tộc lựa chọn 41 tỉnh thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (ĐBKK), vùng dân tộc thiểu số trong tổng số 55 địa bàn ưu đãi đầu tư tại phụ lục II (xem phụ lục số 1).

Theo đó, cả nước có 260 huyện, thị xã, các đảo thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trên địa bàn 41 địa phương. Các huyện này tập trung chủ yếu ở miền núi phía Bắc, Tây Thanh Hóa, Nghệ An (105 huyện, chiếm hơn 40% số huyện ĐBKK), phía Tây vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ. Như vậy, số huyện có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chiếm 37% s đơn vị hành chính cấp huyện trên cả nước (cả nước có 698 đơn vị hành chính cấp huyện), với dân số là gần 33.060 nghìn người. Đây cũng là địa bàn các dân tộc thiểu số tp trung sinh sống với hơn 12 triệu người, chiếm 36% dân s toàn vùng.

Vùng ĐBKK có diện tích trải rộng từ Bắc đến Nam, phần lớn là đồi núi có độ dốc lớn, địa hình chia cắt, hiểm trở (các tỉnh miền núi phía Bc và duyên hải min Trung), hoặc địa hình cao nguyên, bằng phẳng (các tỉnh Tây Nguyên, Tây Nam B). Vùng ĐBKK có vị trí quan trọng cả về kinh tế, xã hội và quốc phòng, an ninh. Nhiu tỉnh có đường biên giới với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia. V th nhưỡng, khí hậu, vùng ĐBKK có tiềm năng, điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng, thủy điện, thủy lợi, khai thác khoáng sản, phát triển du lịch và xuất nhập khẩu...

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân 27 tỉnh, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo Nghị định s 108/2006/NĐ-CP, ngày 22/9/2006 của Chính phủ có tổng diện tích tự nhiên là 13.619.258,6 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3.877.579,1 ha, đất lâm nghiệp 5.422.328,9 ha, còn lại là đất ao hồ, sông suối... Toàn vùng có 187 huyn, thị xã, thành phố, với 2.445 xã, phường, thị trấn (trong đó có 1.012 xã thuộc diện ĐBKK, 414 xã vùng II có thôn, bản ĐBKK, được thụ hưởng chương trình 135 giai đoạn II). Dân số toàn vùng là 3.267.450 hộ, 14.073.764 người (dân tộc thiểu số có 1.024.016 hộ, 5.564.646 người, chiếm 31,34% dân số của vùng). Thu nhập bình quân đầu người năm 2006 là 5,94 triệu/người/năm, năm 2012 tăng lên 15,22 triệu/người/năm. Số hộ nghèo toàn vùng năm 2006 là 776.934 hộ, chiếm 39,27%, năm 2012 giảm xuống còn 657.018 hộ, chiếm 20.11%.

II. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN, VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ

1. Việc triển khai thực hiện Luật Đầu tư tại vùng đặc biệt khó khăn

1.1. Các văn bản của Trung ương liên quan đến thực hiện đầu tư tại vùng vùng đặc biệt khó khăn

Từ năm 2005, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành đã ban hành hơn 20 văn bản, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, vùng dân tộc thiểu số và chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Luật đầu tư (chi tiết tại phụ lục II). Các văn bản này là cơ sở pháp lý quan trọng đ các Bộ, ngành và y ban nhân dân các cấp chỉ đạo triển khai và tổ chức thực hiện.

1.2. Các văn bản địa phương liên quan đến chính sách ưu đãi đầu tư

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, một số địa phương như Điện Biên, Lai Châu, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Lâm Đồng, Bình Phước, Sóc Trăng... đã ban hành các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các Quyết định, văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc khuyến khích, thu hút, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK của địa phương.

1.3. Việc tổ chức chỉ đo, phân công trách nhim

Thực hiện chính sách thu hút đầu tư tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, đa số các địa phương đã phân cấp, giao nhiệm vụ cho các sở, ban, ngành và UBND các cấp. Sở Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối tham mưu cho UBND tỉnh trong việc xây dựng và rà soát các văn bản pháp luật về đầu tư; hướng dẫn, ph biến, theo dõi, quản lý thực hiện chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư trên địa bàn. Căn cứ quy hoạch phát triển vùng, ngành, lĩnh vực để xây dựng danh mục lĩnh vực, dự án ưu đãi, khuyến khích đầu tư, trình UBND tỉnh phê duyệt, công btrên các phương tiện thông tin đại chúng, xúc tiến quảng bá, giới thiệu đầu tư của khu vực và trong nước. Các sở, ban, ngành liên quan thực hiện quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với sở Kế hoạchĐầu tư trong quá trình thm định cấp phép đầu tư. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn, thực hiện việc đền bù, bồi thường giải phóng mặt bằng, hoặc giao Trung tâm phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện việc đền bù, giải phóng mặt bng.

2. Kết quả đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tc thiểu số theo Lut Đầu tư từ năm 2006 đến 2012

Theo báo cáo của Chính phủ, đến 31/12/2012 đã có 2.025 dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK, thuộc 41 tỉnh, với số vn đăng ký là 327.527 tỷ đồng, số vốn đã đầu tư là 317.209,9 tỷ đồng. Các địa phương dẫn đầu trong thu hút đầu tư vào vùng ĐBKK là: Hậu Giang (462 dự án, số vốn 21.976,3 tỷ đồng); Lâm Đng (458 dự án, số vốn 26.452,8 tỷ đồng); Lai Châu (168 dự án, số vốn 77.337,4 tỷ đồng); Hà Giang (124 dự án, số vốn 5.108,2 tỷ đồng).

Tính đến hết năm 2012, trên địa bàn 41 tỉnh đã thu hút được được 2.167 dự án FDI đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký là 78,08 tỷ USD, chiếm 37,36% tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký, vốn đầu tư bình quân 1 dự án 36 triệu USD. Trong đó, Hà Tĩnh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với 10,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư của các tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Tiếp theo là tỉnh Ninh Thuận 10,5 tỷ USD tổng vn đăng ký cấp mới tăng thêm chiếm 13,5%. Đứng thứ ba là tỉnh Quảng Nam có 99 dự án với tng vn đầu tư đạt 9,5 tỷ USD. 03 địa phương này chiếm gần 50% tổng vốn đầu tư của 41 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK,

Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 1.253 dự án, tổng vốn đăng ký là 46,7 tỷ USD, chiếm 57,8% về số dự án và 59,8% về vốn đăng ký. Lĩnh vực kinh doanh bt động sản đứng thứ 2 với 53 dự án với số vốn đăng ký là 12,9 tỷ USD chiếm 16,5 tng số vốn đầu tư. Tiếp đến là lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn ung và sản xuất phân phi điện với tổng số vốn lần lượt là 8 tỷ USD và 3,5 tỷ USD, còn lại là các ngành lĩnh vực khác.

41 tỉnh đã thu hút được 62/92 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, trong đó dẫn đầu là Đài Loan với 330 dự án với tổng vốn đăng ký 12,1 tỷ USD, chiếm 15,5 % tổng vốn đầu tư đăng ký của 41 tỉnh. Đứng thứ 2 là Malaysia với 43 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 10,1 tỷ USD chiếm 12,9% tổng s vn của 41 tỉnh. Tiếp theo là Nhật Bản có 131 dự án với tổng số vốn là 9,2 tỷ USD, còn lại là các quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

III. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN LUẬT ĐẦU TƯ TẠI VÙNG ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN

[...]