Báo cáo 45/BC-UBND năm 2019 về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị định 110/2004/NĐ-CP về công tác văn thư do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu 45/BC-UBND
Ngày ban hành 04/04/2019
Ngày có hiệu lực 04/04/2019
Loại văn bản Báo cáo
Cơ quan ban hành Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký Lê Thanh Liêm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 04 tháng 4 năm 2019

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT 15 NĂM THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2004/NĐ-CP NGÀY 08 THÁNG 4 NĂM 2004 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ

Thực hiện Công văn số 151/VTLTNN-NVĐP ngày 22 tháng 02 năm 2019 của Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước về việc báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ về công tác văn thư, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 110/2004/NĐ-CP VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 09/2010/NĐ-CP

1. Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ về văn thư

a) Soạn thảo và ban hành văn bản

- Căn cứ quy định của Nghị định số 110/2004/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định số 09/2010/NĐ-CP và Thông tư số 01/2011/TT-BNV về công tác soạn thảo và ban hành văn bản, các cơ quan, tổ chức đều xây dựng và ban hành quy chế công tác văn thư, lưu trữ trong đó có quy định quy trình thủ tục soạn thảo và ban hành văn bản giấy, văn bản điện tử tại cơ quan, đơn vị.

- Việc soạn thảo, ban hành văn bản giấy, văn bản điện tử được Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức quan tâm đầu tư, xác định trách nhiệm và tăng cường kiểm tra về thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản, việc ký văn bản đúng thẩm quyền, từ đó chất lượng nội dung văn bản từng bước được nâng lên.

- Tuy nhiên, một số cơ quan còn chưa xác định trách nhiệm về kiểm tra thể thức văn bản và chưa thực hiện việc ký nháy văn bản theo quy định tại Thông tư số 04/2013/TT-BNV.

b) Quản lý văn bản đến

- Số lượng văn bản đến:

+ Số lượng văn bản đến của Ủy ban nhân dân thành phố bình quân 63.811 văn bản/năm. Tỷ lệ 62,87% văn bản đến hoàn toàn điện tử, tỷ lệ 31,9% văn bản đến giấy, tỷ lệ 5,23% văn bản đến điện tử kèm giấy bình quân 01 năm;

+ Số lượng văn bản đến của Ủy ban nhân dân quận, huyện bình quân 11.268 văn bản/năm. Tỷ lệ 56 % văn bản đến hoàn toàn điện tử, tỷ lệ 24 % văn bản đến giấy, tỷ lệ 20% văn bản đến điện tử kèm giấy bình quân 01 năm;

+ Số lượng văn bản đến của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn bình quân 2.909 văn bản/năm. Tỷ lệ 58,5% văn bản đến hoàn toàn điện tử, tỷ lệ 33,5% văn bản đến giấy, tỷ lệ 8% văn bản đến điện tử kèm giấy bình quân 01 năm;

+ Số lượng văn bản đến của các sở, ban, ngành thành phố bình quân 9.506 văn bản/năm. Tỷ lệ 58,4% văn bản đến hoàn toàn điện tử, tỷ lệ 26,8% văn bản đến giấy, tỷ lệ 14,8% văn bản đến điện tử kèm giấy bình quân 01 năm;

+ Số lượng văn bản đến của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện bình quân 1.581 văn bản/năm. Tỷ lệ 64,1% văn bản đến hoàn toàn điện tử, tỷ lệ 24% văn bản đến giấy, tỷ lệ 11,9% văn bản đến điện tử kèm giấy bình quân 01 năm.

- Việc tiếp nhận, đăng ký văn bản đến: Hầu hết các cơ quan, tổ chức thuộc Ủy ban nhân dân thành phố đều sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công việc của Sở Thông tin và Truyền thông cung cấp. Một số cơ quan, tổ chức trực thuộc sử dụng phần mềm của Chi cục Văn thư - Lưu trữ cung cấp hoặc bảng tính Excel để nhập và quản lý văn bản đến, định kỳ in đóng thành sổ quản lý theo chế độ quy định.

- Các tổ chức doanh nghiệp trang bị phần mềm riêng có tính năng quản lý văn bản phục vụ trong hoạt động của tổ chức mình.

- Các cơ quan, tổ chức đều xây dựng quy trình và thực hiện việc chuyển giao văn bản đến theo quy định chặt chẽ, nhanh chóng và kịp thời.

- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức đều có phân công trách nhiệm công chức, viên chức làm công tác văn thư và Chánh Văn phòng hoặc Trưởng phòng Phòng Hành chính chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp báo cáo tình hình xử lý, tiến độ giải quyết văn bản của các bộ phận chuyên môn báo cáo Thủ trưởng cơ quan kịp thời nhắc nhở, đôn đốc các trường hợp xử lý, giải quyết văn bản theo Thông tư số 07/2012/TT-BNV của Bộ Nội vụ.

c) Quản lý văn bản đi

- Việc quản lý văn bản đi cũng như quản lý văn bản đến, các cơ quan, tổ chức đều ứng dụng phần mềm và định kỳ in đóng thành số quản lý theo chế độ quy định.

- Do được triển khai hướng dẫn thường xuyên, việc lưu văn bản tại tất cả các cơ quan, tổ chức đều thực hiện lưu theo chế độ quy định: Tổ chức lưu ít nhất 02 bản, bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan được đóng dấu và sắp xếp theo số thứ tự của văn bản đi và ngày, tháng, năm ban hành văn bản, 01 bản chính lưu tại tập hồ sơ công việc của người được phân công soạn thảo, hoặc đơn vị chủ trì soạn thảo. Nhìn chung, công tác quản lý văn bản tại các cơ quan, tổ chức thực hiện tốt, đúng quy định.

- Đa scác cơ quan, tổ chức đều có quy định về danh mục văn bản gửi bản điện tử, văn bản điện tử gửi kèm văn bản giấy:

+ Văn bản được gửi qua mạng (bản điện tử) gồm: Giấy mời họp; tài liệu phục vụ họp; văn bản để biết, để báo cáo; thông báo chung của cơ quan; các tài liệu cần trao đổi trong quá trình xử lý công việc; lịch công tác; công văn; thông tin chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo; các chương trình, kế hoạch cơ quan;

+ Văn bản được gửi qua mạng (bản điện tử) đồng thời gửi bản giấy gm: Tờ trình, Quyết định.

- Số lượng văn bản đi:

+ Số lượng văn bản đi của Ủy ban nhân dân thành phố bình quân 39.982 văn bản/năm. Tỷ lệ 85% văn bản đi điện tử gửi kèm văn bản giấy, tỷ lệ 15% văn bản đi gửi văn bản giấy bình quân 01 năm;

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ