​Kế hoạch 1373/KH-UBND năm 2023 về tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới trê​n địa bàn tỉnh Gia Lai

Số hiệu 1373/KH-UBND
Ngày ban hành 08/06/2023
Ngày có hiệu lực 08/06/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Nguyễn Thị Thanh Lịch
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1373/KH-UBND

Gia Lai, ngày 08 tháng 6 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH, AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 142/KH-TU ngày 27/3/2023 của Tỉnh ủy Gia Lai về triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH

Căn cứ Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 426/QĐ-TTg ngày 21/4/2023 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ở các cấp, các ngành nhằm tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo bước chuyển biến tích cực trong việc kiểm soát bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong toàn bộ chuỗi cung ứng thực phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng góp phần bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hội nhập trong nước và quốc tế.

Phát huy các kết quả đạt được trong công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về tầm quan trọng đối với sức khỏe, hạnh phúc của từng người dân, giống nòi dân tộc và sự phát triển của đất nước; từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập cả về thể chế và thực thi pháp luật của công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong thời gian tới.

Kiện toàn, hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm tại địa phương đảm bảo đủ trách nhiệm, đủ năng lực, đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới.

2. Yêu cầu

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các đơn vị đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm; công tác này phải được thực hiện thường xuyên, liên tục và là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Triển khai đầy đủ các nội dung Kế hoạch số 142/KH-TU và Quyết định số 426/QĐ-TTg đến các cơ quan, đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng thực phẩm.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp đối với công tác an ninh, an toàn thực phẩm

Xây dựng kế hoạch thực hiện Kế hoạch số 142/KH-TU và Quyết định số 426/QĐ-TTg trong toàn hệ thống chính trị và toàn dân.

Chính quyền các cấp, các ngành chức năng rà soát, đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu về an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý; xác định rõ những hạn chế, yếu kém trong việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW gắn với việc triển khai thực hiện Kế hoạch số 142/KH-TU và Quyết định số 426/QĐ- TTg nhằm đề ra các giải pháp chỉ đạo, khắc phục và đưa các chỉ tiêu nhiệm vụ về an ninh, an toàn thực phẩm vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị.

Người đứng đầu chính quyền các cấp chịu trách nhiệm cao nhất về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; quản lý, tổ chức thực hiện các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố về an toàn thực phẩm trên địa bàn mình phụ trách.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm

Tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả các chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm; Kiện toàn, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của Ban chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm các cấp.

Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an ninh, an toàn thực phẩm của các cơ quan nhà nước, xử lý nghiêm cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý. Chủ tịch UBND các cấp chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm về an ninh, an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Duy trì số điện thoại đường dây nóng và đầu mối tiếp nhận, xử lý tố giác, phản ánh của tổ chức/cá nhân về các hành vi vi phạm về an ninh, an toàn thực phẩm; nâng cao hiệu quả, trách nhiệm tiếp nhận, xử lý thông tin của các cơ quan quản lý từ cấp tỉnh đến cấp xã.

Các đơn vị, địa phương được giao quản lý an toàn thực phẩm thường xuyên rà soát, tham mưu với UBND tỉnh đề xuất với các cơ quan Trung ương để sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật; cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương; các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thực phẩm; các nguyên tắc, chế tài, phương thức xử lý vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm, sử dụng chất cấm, lạm dụng kháng sinh, hoá chất không rõ nguồn gốc trong tất cả các khâu, từ nguyên liệu đến sản xuất, chế biến, kinh doanh, bảo quản thực phẩm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; tập trung chủ yếu vào việc kiểm soát đầu ra, tức là thành phẩm cuối cùng mà nhân dân sử dụng; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm; chủ động phòng, chống tiêu cực, lợi ích nhóm trong lĩnh vực an ninh, an toàn thực phẩm.

Đẩy mạnh phong trào quần chúng phát hiện, tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm; tạo dư luận xã hội, người tiêu dùng lên án, tẩy chay các sản phẩm, hàng hoá không đảm bảo an toàn thực phẩm. Có chính sách thỏa đáng, kịp thời khen thưởng và biện pháp phù hợp để bảo vệ người tố giác hành vi vi phạm an ninh, an toàn thực phẩm. Đồng thời, xử lý nghiêm hành vi lợi dụng bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm để hạ uy tín, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất, kinh doanh lành mạnh của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động thực hiện chính sách, pháp luật về an ninh, an toàn thực phẩm

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục và phổ biến kiến thức về an ninh, an toàn thực phẩm, nhất là các chủ trương, chính sách và Luật An toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội, của doanh nghiệp, của người dân trong sản xuất, kinh doanh và sử dụng thực phẩm an toàn, thực phẩm sạch.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ