Xếp hạng dân số 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập?

Xếp hạng dân số 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập? Mức lương tối thiểu có bị ảnh hưởng sau sáp nhập không?

Nội dung chính

Xếp hạng dân số 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập?

Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025 phê duyệt Đề án sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp được Chính phủ ban hành ngày 14 tháng 4 năm 2025.

Căn cứ tiểu mục 3.2 Mục IV Đề án ban hành kèm theo Quyết định 759/QĐ-TTg năm 2025, có tổng số 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp, gồm:

- 04 thành phố: Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ

- 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng và Kiên Giang.

Dưới đây là bảng xếp hạng 34 tỉnh thành phố của Việt Nam sau sáp nhập theo quy mô dân số:

Bảng xếp hạng dân số 34 tỉnh thành phố Việt Nam sau sáp nhập

STT

Tỉnh/Thành phố sau sáp nhập

Dân số (người)

Ghi chú

1

TP. Hồ Chí Minh

13.608.800

TP trực thuộc Trung ương

2

Hà Nội

8.587.100

Không sáp nhập

3

Đồng Nai

4.427.700

Sau sáp nhập Bình Phước + Đồng Nai

4

Hải Phòng

4.102.700

Sáp nhập Hải Dương + Hải Phòng

5

Ninh Bình

3.818.700

Sáp nhập Hà Nam + Nam Định + Ninh Bình

6

Thanh Hóa

3.739.500

Không sáp nhập

7

An Giang

3.679.200

Sáp nhập Kiên Giang + An Giang

8

Phú Thọ

3.663.600

Sáp nhập Hòa Bình + Vĩnh Phúc + Phú Thọ

9

Nghệ An

3.442.000

Không sáp nhập

10

Đồng Tháp

3.397.200

Sáp nhập Tiền Giang + Đồng Tháp

11

Bắc Ninh

3.509.100

Sáp nhập Bắc Giang + Bắc Ninh

12

Vĩnh Long

3.367.400

Sáp nhập Bến Tre + Vĩnh Long + Trà Vinh

13

Lâm Đồng

3.324.400

Sáp nhập Đắk Nông + Bình Thuận + Lâm Đồng

14

Hưng Yên

3.208.400

Sáp nhập Thái Bình + Hưng Yên

15

Cần Thơ

3.207.000

Sáp nhập Cần Thơ + Hậu Giang + Sóc Trăng

16

Gia Lai

3.153.300

Sáp nhập Gia Lai + Bình Định

17

Tây Ninh

2.959.000

Sáp nhập Tây Ninh + Long An

18

Đắk Lắk

2.831.300

Sáp nhập Đắk Lắk + Phú Yên

19

Đà Nẵng

2.819.900

Sáp nhập Đà Nẵng + Quảng Nam

20

Cà Mau

2.140.600

Sáp nhập Cà Mau + Bạc Liêu

21

Khánh Hòa

1.882.000

Sáp nhập Ninh Thuận + Khánh Hòa

22

Quảng Ngãi

1.861.700

Sáp nhập Kon Tum + Quảng Ngãi

23

Tuyên Quang

1.731.600

Sáp nhập Hà Giang + Tuyên Quang

24

Thái Nguyên

1.694.500

Sáp nhập Thái Nguyên + Bắc Kạn

25

Lào Cai

1.656.500

Sáp nhập Lào Cai + Yên Bái

26

Quảng Trị

1.584.000

Sáp nhập Quảng Bình + Quảng Trị

27

Quảng Ninh

1.381.200

Không sáp nhập

28

Hà Tĩnh

1.323.700

Không sáp nhập

29

Sơn La

1.313.300

Không sáp nhập

30

Huế (Thừa Thiên Huế)

1.166.500

Không sáp nhập

31

Lạng Sơn

807.300

Không sáp nhập

32

Điện Biên

646.200

Không sáp nhập

33

Cao Bằng

547.900

Không sáp nhập

34

Lai Châu

489.300

Không sáp nhập

Lưu ý, trên đây chỉ là nội dung tham khảo về diện tích các tỉnh sau sáp nhập năm 2025 dựa theo nội dung dự kiến tại Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 và được tổng hợp từ thông tin mới nhất của Tổng cục Thống kê.

Như vậy, tổng quan về 34 tỉnh thành về quy mô dân số sau sáp nhập như sau:

- Thành phố Hồ Chí Minh có quy mô dân số đông nhất vượt xa các địa phương khác, gần gấp đôi dân số của Hà Nội - đơn vị đứng thứ 2.

- Còn Lai Châu có quy mô dân số thấp nhất vì là tỉnh vùng cao Tây Bắc, dân cư thưa thớt, địa hình chủ yếu là đồi núi.

Xếp hạng dân số 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập?

Xếp hạng dân số 34 tỉnh thành Việt Nam sau sáp nhập? (Hình từ Internet)

Mức lương tối thiểu có bị ảnh hưởng sau sáp nhập không?

Căn cứ khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...

​Theo đó, việc sáp nhập tỉnh thành có thể ảnh hưởng đến mức lương tối thiểu vùng, do mức lương này được áp dụng dựa trên phân vùng địa lý. Hiện tại, mức lương tối thiểu vùng được chia thành 4 mức theo quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP, gồm:

- Vùng 1: 4.960.000 đồng/tháng​

- Vùng 2: 4.410.000 đồng/tháng

- Vùng 3: 3.860.000 đồng/tháng​

- Vùng 4: 3.450.000 đồng/tháng

Như vậy, sau sáp nhập tỉnh thì việc phân vùng lương tối thiểu có thể được điều chỉnh để phản ánh đúng điều kiện kinh tế - xã hội của địa bàn mới.  

Chuyên viên pháp lý Nguyễn Xuân An Giang
saved-content
unsaved-content
710