16:12 - 27/12/2024

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật từ 01/01/2025?

Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật từ 01/01/2025?

Nội dung chính

    Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật từ 01/01/2025?

    Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP về việc quy định về hoạt động vận tải đường bộ.

    Trong đó, khoản 2 Điều 5 Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định:

    Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
    ...
    2. Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt
    a) Phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, người cao tuổi và phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 6 tuổi;
    b) Phải có phù hiệu “XE BUÝT” theo Mẫu số 03 Phụ lục XIII kèm theo Nghị định này và được dán cố định tại góc trên bên phải ngay sát phía dưới vị trí của Tem kiểm định, mặt trong kính chắn gió phía trước của xe; phải được niêm yết đầy đủ các thông tin trên xe;
    c) Vị trí, số chỗ ngồi, chỗ đứng cho hành khách và các quy định kỹ thuật khác đối với xe buýt theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe ô tô.
    ...

    Căn cứ quy định này, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật.

    Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật từ 01/01/2025?

    Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)

    Vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt được ưu tiên phát triển đối với hoạt động đường bộ?

    Điều 4 Luật Đường bộ 2024 quy định:

    Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ
    1. Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
    a) Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
    b) Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
    c) Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới; kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
    2. Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
    3. Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.

    Căn cứ quy định trên, một trong những chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ là ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.

    Nghĩa vụ của đơn vị vận tải hành khách bằng xe ô tô là gì?

    Khoản 2 Điều 58 Luật Đường bộ 2024 quy định:

    Quyền và nghĩa vụ của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô
    ...
    2. Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô có các nghĩa vụ sau đây:
    a) Chấp hành và thực hiện đầy đủ quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, cam kết về chất lượng vận tải, hợp đồng vận tải;
    b) Mua bảo hiểm cho hành khách; phí bảo hiểm được tính vào giá vé, giá trị hợp đồng vận tải;
    c) Thực hiện kê khai giá theo quy định của pháp luật về giá; cung cấp vé, chứng từ thu tiền vận tải;
    d) Bồi thường thiệt hại do người lao động, người đại diện của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô gây ra trong quá trình vận tải theo quy định của pháp luật;
    đ) Thực hiện việc miễn giảm giá vé đối với người cao tuổi, người khuyết tật và các đối tượng chính sách khác theo quy định của pháp luật;
    e) Không được để tổ chức, cá nhân không có giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô loại hình vận tải hành khách thực hiện điều hành phương tiện và lái xe hoặc quyết định giá cước để vận tải hành khách;
    g) Không được sử dụng người không có giấy phép lái xe hoặc có giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe, người có giấy phép lái xe bị trừ hết điểm, người đang bị tước hoặc bị thu hồi giấy phép lái xe để điều khiển phương tiện vận tải hành khách.

    Như vậy, đơn vị vận tải hành khách bằng xe ô tô có các nghĩa vụ theo quy định trên.

    Luật Đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    Nghị định 158/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025.

    26