Xây dựng là một trong những ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035
Nội dung chính
Xây dựng là một trong những ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035
Ngày 23/01/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 222/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035.
Trong đó, căn cứ theo tiểu mục 1 Mục V Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-TTg năm 2025 thì các ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035, bao gồm:
- Nông nghiệp, Lâm nghiệp và Thủy sản.
- Năng lượng.
- Khai thác khoáng sản và chế biến khoáng sản.
- Công nghiệp chế biến, chế tạo.
- Hóa chất.
- Xây dựng.
- Giao thông vận tải.
- Dịch vụ và du lịch.
- Quản lý chất thải.
- Phát triển khu đô thị, khu dân cư tập trung; khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung.
Theo đó, xây dựng là một trong những ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035. Cụ thể:
STT | Ngành, lĩnh vực ưu tiên, đặc thù; dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh | Sản phẩm, vật liệu, chất thải và dịch vụ |
1 | Vật liệu xây dựng | - Chất thải công nghiệp thông thường đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và môi trường để đưa vào sản xuất vật liệu xây dựng, làm vật liệu san lấp - Vật liệu xây dựng có sử dụng rác thải từ hoạt động sản xuất, xây dựng |
2 | Công trình xây dựng | - Công trình xây dựng - Dịch vụ hỗ trợ kéo dài vòng đời của công trình xây dựng |
Xây dựng là một trong những ngành, lĩnh vực ưu tiên thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 (Hình từ Internet)
Nguồn lực thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035
Theo đó, căn cứ theo Mục VI Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 ban hành kèm theo Quyết định 222/QĐ-TTg năm 2025 thì nguồn lực thực hiện Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2035 bao gồm:
- Nguồn ngân sách nhà nước: ngân sách trung ương, ngân sách địa phương theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
- Hỗ trợ quốc tế: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn hỗ trợ và vay ưu đãi.
- Nguồn vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân: tín dụng xanh, trái phiếu xanh; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); vốn vay thương mại và đầu tư tư nhân khác.
- Nguồn vốn cộng đồng và xã hội khác: vốn huy động công - tư cho các dự án đầu tư, các quỹ trong nước và các nguồn vốn cộng đồng và xã hội hợp pháp khác.
Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng năm 2025
Chính sách khuyến khích trong hoạt động đầu tư xây dựng năm 2025 được quy định tại Điều 10 Luật Xây dựng 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 6 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 như sau:
- Khuyến khích hoạt động đầu tư xây dựng nhằm bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo; xây dựng nhà ở xã hội; hoạt động đầu tư xây dựng theo quy hoạch ở miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và vùng chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu;
- Các chủ thể tham gia hoạt động đầu tư xây dựng thuộc các thành phần kinh tế được đối xử bình đẳng trước pháp luật, được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động đầu tư xây dựng; ưu tiên nhà thầu có công trình được Nhà nước trao tặng giải thưởng chất lượng công trình xây dựng khi tham gia đấu thầu trong hoạt động xây dựng.
- Từng bước chuyển giao một số dịch vụ công do cơ quan quản lý nhà nước đang thực hiện trong hoạt động đầu tư xây dựng cho tổ chức xã hội - nghề nghiệp có đủ khả năng, điều kiện đảm nhận.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích nghiên cứu, áp dụng khoa học và công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đầu tư xây dựng; hoạt động đầu tư, chứng nhận công trình xây dựng sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên, bảo đảm yêu cầu bảo vệ môi trường; phát triển đô thị sinh thái, đô thị thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững.