Xác nhận và chấp thuận của Bộ Công Thương được thực hiện đàm phán theo trình tự như thế nào?

Trình tự đàm phán về xác nhận và chấp thuận của Bộ Công Thương được pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề này?

Nội dung chính

    Xác nhận và chấp thuận của Bộ Công Thương được thực hiện đàm phán theo trình tự như thế nào?

    Vấn đề trình tự đàm phán về xác nhận và Chấp thuận của Bộ Công Thương quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 11 Thông tư 23/2015/TT-BCT về Quy định trình tự, thủ tục đầu tư dự án nhà máy nhiệt điện theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành cụ thể như sau:

    b) Đàm phán Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C
    Quá trình đàm phán được chia thành 02 vòng, mỗi vòng gồm 03 phiên, mỗi phiên diễn ra tối đa trong ba (03) ngày.
    Mỗi vòng đàm phán chỉ kết thúc khi đã đàm phán qua toàn bộ các điều, khoản của hợp đồng. Những nội dung chưa thống nhất, để lại vòng đàm phán tiếp theo.
    Trước mỗi vòng đàm phán, Tổng cục Năng lượng gửi dự thảo Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C cho Chủ đầu tư BOT.
    Trong thời hạn sáu mươi (60) ngày kể từ ngày nhận được dự thảo, Chủ đầu tư BOT phải gửi Tổng cục Năng lượng ý kiến về nội dung dự thảo Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C. Việc đàm phán chỉ được tiến hành sau ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận được ý kiến của Chủ đầu tư BOT.
    Kết thúc mỗi vòng đàm phán, Bộ Công Thương gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan để làm cơ sở cho vòng đàm phán tiếp theo.
    Nhóm công tác liên ngành tiếp tục đàm phán với Chủ đầu tư BOT về ý kiến của các Bộ, ngành để hoàn thiện dự thảo Hợp đồng BOT, GGU và MOIT’s A&C.

    Trên đây là phần tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về vấn đề trình tự đàm phán về xác nhận và Chấp thuận của Bộ Công Thương. Để tìm hiểu rõ hơn, vui lòng xem thêm tại Thông tư 23/2015/TT-BCT.

    27