Xác định thẩm quyền giải quyết trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại vừa có đơn khởi kiện như thế nào?

Một người vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện như vậy việc xác định thẩm quyền trong trường hợp này như thể nào?

Nội dung chính

    Xác định thẩm quyền giải quyết trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại vừa có đơn khởi kiện như thế nào?

    Tại Khoản 1 Điều 33 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 quy định việc xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện như sau:

    Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì Tòa án phải yêu cầu người khởi kiện lựa chọn cơ quan giải quyết và có văn bản thông báo cho Tòa án.

    Trường hợp người khởi kiện không thể tự mình làm văn bản thì đề nghị Tòa án lập biên bản về việc lựa chọn cơ quan giải quyết. Tùy từng trường hợp cụ thể Tòa án xử lý như sau:

    - Trường hợp người khởi kiện lựa chọn Tòa án giải quyết thì Tòa án thụ lý giải quyết vụ án theo thủ tục chung, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và yêu cầu người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chuyển toàn bộ hồ sơ giải quyết khiếu nại cho Tòa án;

    - Trường hợp người khởi kiện lựa chọn người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại giải quyết thì Tòa án căn cứ vào quy định tại điểm e khoản 1 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hành chính 2015 trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện.

    Trường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng người khiếu nại không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại và có đơn khởi kiện vụ án hành chính thì Tòa án xem xét để tiến hành thụ lý vụ án theo thủ tục chung.

    Trên đây là quy định về xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện.

    Trân trọng!

    13