Vườn quốc gia ở trong đất liền là vườn quốc gia nào?
Nội dung chính
Vườn quốc gia ở trong đất liền là vườn quốc gia nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 156/2018/NĐ-CP có quy định về tiêu chí của vườn quốc gia như sau:
Tiêu chí rừng đặc dụng
1. Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
a) Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
c) Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
Như vậy, vườn quốc gia phải đáp ứng những tiêu chí theo quy định trên.
Việt Nam có nhiều vườn quốc gia ở trong đất liền, không tiếp giáp biển hay nằm ở đảo như:
(1) Vườn Quốc gia Cúc Phương (thuộc các tỉnh Ninh Bình, Hòa Bình, và Thanh Hóa):
- Là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, được thành lập năm 1962.
- Nổi tiếng với hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và các loài động thực vật quý hiếm.
(2) Vườn Quốc gia Cát Tiên (thuộc các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng):
- Được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
- Có nhiều loài động thực vật đặc hữu và quý hiếm.
(3) Vườn Quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk): Là vườn quốc gia lớn nhất Việt Nam với hệ sinh thái rừng khộp đặc trưng.
(4) Vườn Quốc gia Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn): Nổi tiếng với hồ Ba Bể, một trong 20 hồ nước ngọt đặc biệt của thế giới.
(5) Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình): Nổi tiếng với hệ thống hang động kỳ vĩ và được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Ngoài ra, Việt Nam có nhiều vườn quốc gia khác nằm sâu trong nội địa, phục vụ mục đích bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.
Vườn quốc gia ở trong đất liền là vườn quốc gia nào? (Ảnh từ Internet)
Hoạt động lấn biển mà có phần diện tích của vườn quốc gia được thực hiện khi nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 190 Luật Đất đai 2024 như sau:
Hoạt động lấn biển
...
3. Hoạt động lấn biển mà có phần diện tích thuộc một trong các khu vực sau đây thì chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư:
a) Khu vực bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh được công nhận theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
b) Di sản thiên nhiên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
c) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan, vùng đất ngập nước quan trọng đã được công bố theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, pháp luật về lâm nghiệp;
d) Khu bảo tồn biển, khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá theo quy định của pháp luật về thủy sản;
đ) Khu vực cảng biển, vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, luồng hàng hải, vùng nước để xây công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật về hàng hải;
e) Cửa sông và các khu vực đã được quy hoạch, sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.
Như vậy, hoạt động lấn biển mà có phần diện tích của vườn quốc gia chỉ được thực hiện khi được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư.
Xác định diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp có phải là nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Đất đai 2024 như sau:
Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
...
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a) Định hướng sử dụng đất, tầm nhìn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo đảm phù hợp, đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn;
b) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh được thể hiện thông tin đến đơn vị hành chính cấp xã;
c) Xác định chỉ tiêu sử dụng đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
d) Xác định diện tích và khoanh vùng các khu vực đã được phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh theo quy định tại điểm b và điểm đ khoản 2 Điều 65 của Luật này, trong đó xác định diện tích các loại đất để bảo đảm chính sách hỗ trợ đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số;
đ) Xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp;
e) Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất 05 năm cấp huyện theo các điểm b, c, d và đ khoản này;
g) Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
Như vậy, nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện có bao gồm việc xác định ranh giới, vị trí, diện tích khu vực lấn biển để sử dụng vào mục đích nông nghiệp, phi nông nghiệp.