Vùng Tây Nguyên gồm những tỉnh nào? Danh sách sáp nhập tỉnh 2025 vùng Tây Nguyên?

Vùng Tây Nguyên gồm những tỉnh nào? Danh sách sáp nhập tỉnh 2025 vùng Tây Nguyên?

Nội dung chính

Vùng Tây Nguyên gồm những tỉnh nào? Danh sách sáp nhập tỉnh 2025 vùng Tây Nguyên?

Tây Nguyên là vùng thuộc Miền Trung của Việt Nam. Hiện nay Tây Nguyên có 05 tỉnh bao gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng.

Trong đó, phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Đồng Nai, Bình Phước, phía Đông với Quảng Ngãi và Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

Ngoài ra, Tây Nguyên có 06 thành phố:

- Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk

- Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

- Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai.

- Thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.

- Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.

- Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Dưới đây là thông tin về danh sách sáp nhập tỉnh vùng Tây Nguyên 2025 dự kiến theo Tờ trình 624.

Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025 dự kiến 52 tỉnh thành sáp nhập (gồm 4 thành phố và 48 tỉnh) khi sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 gồm:

Danh sách sáp nhập các tỉnh vùng Tây Nguyên dự kiến 2025: 

STT

Tỉnh, thành

1

Kon Tum

2

Gia Lai

3

Đắk Lắk

4

Đắk Nông

5

Lâm Đồng

Vùng Tây Nguyên gồm những tỉnh nào? Danh sách sáp nhập tỉnh 2025 vùng Tây Nguyên?

Vùng Tây Nguyên gồm những tỉnh nào? Danh sách sáp nhập tỉnh 2025 vùng Tây Nguyên? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030 như thế nào?

Ngày 04/5/2024, Thủ tướng Chính Phủ ban hành Quyết định 377/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục 2 Quyết định 377/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:

(1) Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2030, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến; trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số. Hệ thống thiết chế văn hóa được nâng cấp; giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện.

Hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; rừng đầu nguồn được bảo vệ; an ninh nguồn nước được bảo đảm. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định. Phấn đấu đến năm 2030 vùng Tây Nguyên vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.

(2) Mục tiêu cụ thể

- Về kinh tế:

+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân giai đoạn 2021 - 2030 đạt từ 7 - 7,5%.

+ Đến năm 2030, GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 130 triệu đồng, tương đương 5.000 USD.

+ Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 29% trong GRDP; khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 27%; khu vực dịch vụ chiếm khoảng 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp khoảng 6%; đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP khoảng 39%; tỷ trọng kinh tế số khoảng 25 - 30% GRDP.

+ Tỷ lệ đô thị hoá đạt từ 37% - 41%; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới khoảng 85%, trong đó tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao khoảng 50%.

- Về xã hội:

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 25 - 30%.

+ Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì giảm 1,0 - 1,5%/năm.

+ Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm trên 3%/năm.

+ Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia với giáo dục mầm non khoảng 60%; tiểu học khoảng 65%, trung học cơ sở khoảng 75% và trung học phổ thông khoảng 60%.

+ Số giường bệnh/vạn dân đạt 32 giường; số bác sỹ/vạn dân đạt 11 bác sỹ. Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế đạt 90%.

- Về môi trường:

+ Đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng đạt trên 47%.

+ Tỷ lệ sử dụng nước sạch của dân cư đô thị đạt 100%, nước hợp vệ sinh ở nông thôn đạt 98%.

+ Tỷ lệ chất thải nguy hại được thu gom, xử lý theo quy định đạt 98%.

+ Tỷ lệ chất thải rắn nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, cơ sở y tế được thu gom xử lý đạt 100%.

+ Tỷ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường đạt 100%; tỷ lệ rác thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom và xử lý theo quy định đạt 95%.

Mục tiêu của Kế hoạch Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn 2050

Theo Quyết định 1337/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu của Kế hoạch Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn 2050 như sau:

- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định 377/QĐ-TTg năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; xây dựng lộ trình tổ chức triển khai các chương trình, dự án nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của quy hoạch đã đề ra

- Xác định tiến độ và nguồn lực để triển khai các chương trình, dự án thu hút nguồn lực xã hội thực hiện quy hoạch; thúc đẩy chuyển đổi và phát triển các ngành, tiểu vùng, địa phương theo quy hoạch đã duyệt.

- Thiết lập khung kết quả theo từng giai đoạn làm cơ sở rà soát, đánh giá thực hiện quy hoạch, điều chỉnh bổ sung nhiệm vụ, giải pháp để đạt mục tiêu phát triển; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng - an ninh, bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh.

Chuyên viên pháp lý Đỗ Trần Quỳnh Trang
saved-content
unsaved-content
227