Vũng Chân Mây ở nước ta thuộc tỉnh nào? Vũng Chân Mây có đặc điểm địa lý ra sao?
Nội dung chính
Vũng Chân Mây ở nước ta thuộc tỉnh nào? Vũng Chân Mây có đặc điểm địa lý ra sao?
Vũng Chân Mây hay còn được gọi là Vịnh Chân Mây là một vịnh ven bờ biển phía nam tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.
Đặc điểm địa lý của Vũng Chân Mây được mô tả như sau: Vùng nước của Vũng Chân Mây được giới hạn bởi mũi Chân Mây Đông và mũi Chân Mây Tây, thuộc xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, với cửa vịnh rộng đến 7 km quay về hướng bắc. Vũng Chân Mây tương đối rộng và sâu, với diện tích mặt nước khoảng 20 km², độ sâu vịnh phần lớn từ 6–14 m trong đó 40% diện tích sâu hơn 10 m. Mũi Chân Mây Đông với dãy núi cao trên 100m che chắn các hướng gió Đông và Đông Bắc vào Vũng Chân Mây, tạo thành một vùng nước kín gió. Khu vực sát mũi Chân Mây Đông hiện là bến cảng Chân Mây.
Theo đó, Vũng Chân Mây thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế nước ta.
Vũng Chân Mây ở nước ta thuộc tỉnh nào? Vũng Chân Mây có đặc điểm địa lý ra sao? (Hình từ internet)
Định hướng tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất của thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế?
Ngày 20/12/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định 3283/QĐ-UBND về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến hết năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định 3283/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có hiệu lực thi hành từ ngày 20/12/2024.
Trong đó, căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định 3283/QĐ-UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, định hướng tầm nhìn quy hoạch sử dụng đất đối với đất nông nghiệp và đất đô thị của thị xã Hương Trà đến năm 2050 như sau:
(1) Đất nông nghiệp:
Đến năm 2050, ngành nông nghiệp của thị xã được định hướng phát triển theo hướng nông nghiệp sạch, thực hiện trước hết ở các vùng sản xuất lương thực, thực phẩm có đủ điều kiện thâm canh cao, chuyển dịch cơ cấu ngành theo lợi thế tài nguyên và thị trường. Thực hiện đẩy mạnh phát triển mô hình kinh tế nông nghiệp công nghệ cao như: trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm công nghệ cao; vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; các vùng sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao,... Đối với diện tích đất nông nghiệp sản xuất ổn định, tiếp tục thực hiện các biện pháp khoa học kỹ thuật, nâng cao năng suất cây trồng, phát triển nông nghiệp gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
- Xây dựng, phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hương Toàn, phường Hương Vân, phường Hương Xuân, khoanh vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, nhất là vùng trồng lúa tại xã Hương Toàn; phường Hương Vân; phường Hương Xuân; phường Hương Chữ; phường Hương Văn. Xây dựng các trang trại chăn nuôi tập trung tại xã Bình Tiến, Hương Bình.
- Định hướng đến năm 2050 sẽ ổn định đất rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ bảo vệ các công trình hồ chứa nước (phường Hương Vân, xã Bình Tiến, Bình Thành,…) gắn với phát triển bền vững vốn rừng, nâng cao chất lượng, độ che phủ của rừng, phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển du lịch sinh thái. Đối với đất rừng sản xuất sẽ giảm mạnh cho các mục tiêu phi nông nghiệp để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của thị. Riêng khu vực dành cho phát triển kinh tế lâm nghiệp với việc thu hút đầu tư trồng rừng sản xuất gắn với công nghiệp chế biến và phát triển du lịch sinh thái; xây dựng các mô hình sản xuất lâm nghiệp đa chức năng, kết hợp trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ, chăn nuôi dưới tán rừng để nâng cao đời sống, thu nhập từ kinh tế rừng.
(2) Đất đô thị:
Là một phần của vùng đô thị trung tâm, là khu vực mở rộng phía Bắc của đô thị Huế hiện hữu, gắn với phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, logistics, dịch vụ, du lịch, và các không gian cho nông nghiệp đô thị; phục vụ bảo tồn phát huy giá trị đặc sắc của Cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận.
Định hướng phát triển: Là khu vực mở rộng phía Bắc của nội đô lịch sử Huế, phát triển đô thị gắn với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, du lịch, trung tâm logistics và các không gian cho nông nghiệp đô thị.
Phạm vi phát triển hệ thống đô thị là gắn trung tâm thị xã, xã, phường các khu trung tâm hành chính cấp xã, phường, các khu công nghiệp tập trung, các khu dịch vụ, thương mại, du lịch. Xây dựng các vùng nông thôn theo hướng đô thị hóa hiện đại. Mỗi xã, phường dành quỹ đất để xây dựng khu trung tâm hành chính, khu dân cư mở rộng, một số khu vực khác theo quy hoạch nhà cao tầng, nhà phân lô hợp lý có chất lượng để bố trí tái định cư cho di chuyển dân cư, đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống bão lụt.
Xây dựng mạng lưới đô thị gắn liền với phát triển cơ sở hạ tầng, hình thành các trung tâm phát triển. Trên cơ sở đó cải tạo và phát triển các khu dân cư mới đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của dân cư đô thị, định hướng chuyển đất ở nông thôn, đất vườn và đất nông nghiệp sản xuất không có hiệu quả sang đất ở đô thị.
Dự kiến đến năm 2050 thực hiện hoàn thiện quy hoạch Phân khu các phường, quy hoạch chung các xã. Xây dựng các khu đô thị mới như; Khu đô thị thương mại dịch vụ cao cấp tại phường Hương Vinh, thành phố Huế và xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà (200 ha); Khu đô thị phía Bắc 3, phường An Hòa, Hương Sơ, Hương Vinh, thành phố Huế và xã Hương Toàn (130 ha); Khu đô thị Hương Xuân (50 ha); Khu đô thị phìa bắc 1, 2 phường Hương Toàn (58 ha), thành lập phường Hương Toàn với diện tích 1.223,58 ha,… Dự kiến đến năm 2050 đất đô thị có diện tích khoảng 12.607 ha.
Quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ quy hoạch đúng không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 69 Luật Đất đai 2024, quy định về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất như sau:
Trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1. Chính phủ tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì giúp Chính phủ lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.
Cơ quan có chức năng quản lý đất đai cấp huyện có trách nhiệm chủ trì giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện.
4. Quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ quy hoạch.
5. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các địa phương có biển được lập bao gồm cả khu vực lấn biển.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt trong năm đầu tiên của kỳ quy hoạch.