Đầm phá nào của nước ta thuộc loại đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á?
Nội dung chính
Đầm phá nào của nước ta thuộc loại đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á?
Đầm phá (hay đầm phá ven bờ biển) là loại hình thủy vực ven bờ, nước lợ, mặn hoặc siêu mặn, thông thường hay có hình dáng kéo dài, đầm phá được ngăn cách với biển bởi hệ thống đê cát dạng cồn đụn và có cửa thông với biển.
Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên Huế) là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á trải dài 68 km với diện tích 22.000 ha, thuộc 04 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế.
Như vậy, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế là đầm phá lớn nhất khu vực Đông Nam Á.
Đầm phá nào của nước ta thuộc loại lớn nhất khu vực Đông Nam Á? (Hình từ internet)
Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang tỉnh Thừa Thiên Huế?
Ngày 06 tháng 12 năm 2024, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định 96/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang; hạn mức giao đất chưa sử dụng; hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp cho cá nhân; diện tích đất nông nghiệp được phép xây dựng công trình phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Quyết định 96/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có hiệu lực kể từ ngày 16 tháng 12 năm 2024.
Căn cứ Điều 4 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 96/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
Hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang
1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang, không có tranh chấp thì được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất theo hạn mức quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai số 31/2024/QH15.
2. Trường hợp vượt hạn mức công nhận quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều này thì diện tích vượt hạn mức phải chuyển sang thuê đất.
Khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
Như vậy, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp do tự khai hoang tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể là:
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là không quá 02 ha cho mỗi loại đất.
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 6 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 96/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:
Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
Hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân không quá 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai số 31/2024/QH15.
Khoản 1, 2 và 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
Như vậy, hạn mức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Thừa Thiên Huế cụ thể là:
- Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là không quá 30 ha cho mỗi loại đất.
- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 150 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 450 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 450 ha đối với mỗi loại đất:
+ Đất rừng phòng hộ;
+ Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
Đất nông nghiệp là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Luật Đất đai 2024 được quy định như sau:
Phân loại đất
...
2. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hằng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất;
d) Đất nuôi trồng thủy sản;
đ) Đất chăn nuôi tập trung;
e) Đất làm muối;
g) Đất nông nghiệp khác.
Như vậy, đất nông nghiệp bao gồm tổng thể các loại đất dùng cho việc trồng trọt, chăn nuôi, nghiên cứu, thí nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp và lâm nghiệp, nhóm đất này góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và cung ứng sản phẩm cho các ngành công nghiệp và dịch vụ liên quan.