Vùng biển Nam Bộ có 3 khu dự trữ sinh quyển nào? 3 khu dự trữ sinh quyển này được UNESCO công nhận vào năm nào?

Vùng biển Nam Bộ có 3 khu dự trữ sinh quyển nào? 3 khu dự trữ sinh quyển này được UNESCO công nhận vào năm nào? Khu dự trữ sinh quyển có phải là di sản thiên nhiên không?

Nội dung chính

    Vùng biển Nam Bộ có 3 khu dự trữ sinh quyển nào? 3 khu dự trữ sinh quyển này được UNESCO công nhận vào năm nào?

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 08/2022/NĐ-CP có quy định về khu dự trữ sinh quyển như sau:

    Khu dự trữ sinh quyển là khu vực đáp ứng tiêu chí có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt cần bảo tồn (bao gồm có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn) và được quy định chi tiết như sau:

    - Khu vực tập hợp các hệ sinh thái có tính đại diện cho một vùng địa lý sinh vật;

    - Có ranh giới rõ ràng để thực hiện phân vùng quản lý theo quy định tại Nghị định này và bảo đảm triển khai các hoạt động, xây dựng, thí điểm mô hình kết hợp giữa bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng dịch vụ hệ sinh thái, phát triển kinh tế xã hội bền vững, hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu khoa học - công nghệ, tuyên truyền, giáo dục về bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.

    Theo đó, vùng biển Nam Bộ với hệ sinh thái đa dạng và quan trọng, có 3 khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận như sau:

    (1) Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ:

    Được UNESCO công nhận vào năm 2000.

    Vị trí: Thành phố Hồ Chí Minh.

    Đặc điểm: Là rừng ngập mặn ven biển đầu tiên của Việt Nam được công nhận, với hệ động thực vật phong phú và vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường đô thị.

    (2) Khu dự trữ sinh quyển Cà Mau:

    Được UNESCO công nhận vào năm 2009.

    Vị trí: Tỉnh Cà Mau, gồm ba phần chính là: rừng ngập mặn Mũi Cà Mau, rừng tràm U Minh Hạ và vùng đệm xung quanh.

    Đặc điểm: Đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và điều hòa khí hậu của khu vực Nam Bộ.

    (3) Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Kiên Giang:

    Vị trí: Tỉnh Kiên Giang (bao gồm cả các khu vực ven biển và các đảo như Phú Quốc).

    Công nhận: Năm 2006.

    Đặc điểm: Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển, bãi bùn và đầm lầy, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ bờ biển và đa dạng sinh học.

    Như vậy, vùng biển Nam Bộ có 3 khu dự trữ sinh quyển là: Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, khu dự trữ sinh quyển Cà Mau, khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Kiên Giang.

    Vùng biển Nam Bộ có 3 khu dự trữ sinh quyển nào? 3 khu dự trữ sinh quyển này được UNESCO công nhận vào năm nào? (Ảnh từ Internet)

    Vùng biển Nam Bộ có 3 khu dự trữ sinh quyển nào? 3 khu dự trữ sinh quyển này được UNESCO công nhận vào năm nào? (Ảnh từ Internet)

    Khu dự trữ sinh quyển có phải là di sản thiên nhiên không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

    Di sản thiên nhiên
    1. Di sản thiên nhiên bao gồm:
    a) Vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh, khu bảo vệ cảnh quan được xác lập theo quy định của pháp luật về đa dạng sinh học, lâm nghiệp và thủy sản; danh lam thắng cảnh được công nhận là di sản văn hóa được xác lập theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa;
    b) Di sản thiên nhiên được tổ chức quốc tế công nhận;
    c) Di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật này.
    2. Việc xác lập, công nhận di sản thiên nhiên thuộc điểm c khoản 1 Điều này căn cứ vào một trong các tiêu chí sau đây:
    a) Có vẻ đẹp nổi bật, độc đáo hoặc hiếm gặp của thiên nhiên;
    b) Có giá trị điển hình về quá trình tiến hóa sinh thái, sinh học hoặc nơi cư trú tự nhiên của loài nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu hoặc chứa đựng các hệ sinh thái đặc thù, đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên hoặc có giá trị đa dạng sinh học đặc biệt khác cần bảo tồn;
    c) Có đặc điểm nổi bật, độc đáo về địa chất, địa mạo hoặc chứa đựng dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của Trái Đất;
    d) Có tầm quan trọng đặc biệt trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn nước, giữ cân bằng sinh thái, cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.
    3. Chính phủ quy định chi tiết tiêu chí, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xác lập, công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm c khoản 1 Điều này; trình tự, thủ tục và thẩm quyền đề cử công nhận di sản thiên nhiên quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.

    Có thể thấy khu dữ trữ sinh quyển đã đáp ứng được một trong số các tiêu chí công nhận di sản thiên nhiên.

    Như vậy, khu dự trữ sinh quyền thuộc nhóm di sản thiên nhiên khác được xác lập, công nhận theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020.

    Di sản thiên nhiên nhóm đất nào?

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đất đai 2024 như sau:

    Phân loại đất
    ...
    3. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
    a) Đất ở, gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh (sau đây gọi là đất quốc phòng, an ninh);
    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp, gồm: đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục, thể thao, khoa học và công nghệ, môi trường, khí tượng thủy văn, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác hoặc đất xây dựng trụ sở của đơn vị sự nghiệp công lập khác;
    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp, gồm: đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng, gồm: đất công trình giao thông; đất công trình thủy lợi; đất công trình cấp nước, thoát nước; đất công trình phòng, chống thiên tai; đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di sản thiên nhiên; đất công trình xử lý chất thải; đất công trình năng lượng, chiếu sáng công cộng; đất công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin; đất chợ dân sinh, chợ đầu mối; đất khu vui chơi, giải trí công cộng, sinh hoạt cộng đồng;
    g) Đất sử dụng cho hoạt động tôn giáo (sau đây gọi là đất tôn giáo); đất sử dụng cho hoạt động tín ngưỡng (sau đây gọi là đất tín ngưỡng);
    h) Đất nghĩa trang, nhà tang lễ, cơ sở hỏa táng; đất cơ sở lưu giữ tro cốt;
    i) Đất có mặt nước chuyên dùng;
    k) Đất phi nông nghiệp khác.

    Như vậy, di sản thiên nhiên là đất sử dụng vào mục đích công cộng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.

    110
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ