Rừng ngập mặn nào là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam?
Nội dung chính
Rừng ngập mặn nào là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam?
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ là một quần thể gồm các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ.
Rừng ngập mặn Cần Giờ có điều kiện môi trường rất đặc biệt, là hệ sinh thái trung gian giữa hệ sinh thái thủy vực với hệ sinh thái trên cạn, hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Rừng ngập mặn Cần Giờ nhận một lượng lớn phù sa từ sông Đồng Nai, cùng với ảnh hưởng của biển kế cận và các đợt thủy triều mà hệ thực vật nơi đây rất phong phú với trên 150 loài thực vật, trở thành nguồn cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho rất nhiều loài thủy sinh, cá và các động vật có xương sống khác.
Rừng ngập mặn nào là khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam? (Hình từ Internet)
Bảng giá đất huyện Cần Giờ TP Hồ Chí Minh mới nhất?
Căn cứ vào Quyết định 79/2024/QĐ-UBND của UBND TP HCM sửa đổi, bổ sung Quyết định 02/2020/QĐ-UBND của UBND TP HCM quy định về Bảng giá đất TPHCM áp dụng từ ngày 31/10/2025 đến hết ngày 31/12/2025:
Theo đó, bảng giá đất huyện Cần Giờ TP Hồ Chí Minh cụ thể sau:
Theo đó, giá đất ở huyện Cần Giờ cao nhất lên đến 18.800.000 đồng/1m2. Và thấp nhất là 2.300.000 đồng/1m2
>>>>> TRA CỨU BẢNG GIÁ ĐẤT HUYỆN CẦN GIỜ
Rừng nước ta được phân loại như thế nào?
Căn cứ vào Điều 5 Luật Lâm Nghiệp 2017, quy định về phân loại rừng như sau:
(1) Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
- Rừng đặc dụng;
- Rừng phòng hộ;
- Rừng sản xuất.
(2) Rừng đặc dụng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn hệ sinh thái rừng tự nhiên, nguồn gen sinh vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, tín ngưỡng, danh lam thắng cảnh kết hợp du lịch sinh thái; nghỉ dưỡng, giải trí trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng; cung ứng dịch vụ môi trường rừng bao gồm:
- Vườn quốc gia;
- Khu dự trữ thiên nhiên;
- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;
- Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; rừng tín ngưỡng; rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
- Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học; vườn thực vật quốc gia; rừng giống quốc gia.
(3) Rừng phòng hộ được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, sạt lở, lũ quét, lũ ống, chống sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường, quốc phòng, an ninh, kết hợp du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng; được phân theo mức độ xung yếu bao gồm:
- Rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư; rừng phòng hộ biên giới;
- Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển.
(4) Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
(5) Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.
(6) Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ.
Theo đó, rừng nước ta chia thành 3 loại: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất.