Vĩnh Long sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập tỉnh Vĩnh Long? Bảng giá đất Vĩnh Long 2025?
Nội dung chính
Vĩnh Long sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập tỉnh Vĩnh Long năm 2025?
Căn cứ Mục 20 Chương II Danh sách dự kiến tên gọi sau sáp nhập tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết 60-NQ/TW năm 2025 chính thức quy định về các tỉnh thành sáp nhập cụ thể gồm các tỉnh như sau:
II- Các đơn vị hành chính cấp tỉnh mới sau sáp nhập, hợp nhất
...
20. Hợp nhất tỉnh Bến Tre, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh; lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
...
Vĩnh Long sáp nhập với tỉnh nào? Như vậy, Vĩnh Long sáp nhập với tỉnh Bến Tre và Trà Vinh lấy tên là tỉnh Vĩnh Long, trung tâm chính trị - hành chính đặt tại tỉnh Vĩnh Long hiện nay.
Danh sách sáp nhập tỉnh năm 2025 mới nhất theo Nghị Quyết 60:
Sáp nhập tỉnh | Tên gọi | Trung tâm chính trị - hành chính |
Tuyên Quang, Hà Giang | Tuyên Quang | Tuyên Quang |
Lào Cai và tỉnh Yên Bái | Lào Cai | Yên Bái |
Bắc Kạn và tỉnh Thái Nguyên | Thái Nguyên | Thái Nguyên |
Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hoà Bình | Phú Thọ | Phú Thọ |
Bắc Ninh Bắc Giang | Bắc Ninh | Bắc Giang |
Hưng Yên,Thái Bình | Hưng Yên | Hưng Yên |
Hải Dương, thành phố Hải Phòng | Thành phố Hải Phòng | Thành phố Hải Phòng |
Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định | Ninh Bình | Ninh Bình |
Quảng Bình, Quảng Trị | Quảng Trị | Quảng Bình |
Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng | thành phố Đà Nẵng | thành phố Đà Nẵng |
Kon Tum, Quảng Ngãi | Quảng Ngãi | Quảng Ngãi |
Gia Lai, Bình Định | Gia Lai | Bình Định |
Ninh Thuận, Khánh Hoà | Khánh Hoà | Khánh Hoà |
Lâm Đồng, Đắk Nông, Bình Thuận | Lâm Đồng | Lâm Đồng |
Đắk Lắk, Phú Yên | Đắk Lắk | Đắk Lắk |
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh | Thành phố Hồ Chí Minh |
Đồng Nai, Bình Phước | Đồng Nai | Đồng Nai |
Tây Ninh, Long An | Tây Ninh | Long An |
Cần Thơ, Sóc Trăng và Hậu Giang | Cần Thơ | Cần Thơ |
Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh | Vĩnh Long | Vĩnh Long |
Tiền Giang, Đồng Tháp | Đồng Tháp | Tiền Giang |
Bạc Liêu, Cà Mau | Cà Mau | Cà Mau |
An Giang, Kiên Giang | An Giang | Kiên Giang |
Trên đây là danh sách sáp nhập tỉnh năm 2025 mới nhất theo Nghị Quyết 60.
Vĩnh Long sáp nhập với tỉnh nào? Sáp nhập tỉnh Vĩnh Long? Bảng giá đất Vĩnh Long 2025? (Hình từ Internet)
Tra cứu bảng giá đất Vĩnh Long 2025 online như thế nào?
Bảng giá đất Vĩnh Long 2025 được bổ sung tại Quyết định 17/2020/QĐ-UBND ngày 19/05/2020 từ bảng giá đất tại Quyết định 37/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019. Bảng giá đất Vĩnh Long 2025 được quy định chi tiết tại quyết định trên có hiệu lực đến hết ngày 31/12/2025 như sau:
Bảng giá đất Vĩnh Long 2025 có sự chênh lệch rõ rệt giữa các khu vực. Mức giá thấp nhất ghi nhận là 0 đồng/m² tại các khu vực xa trung tâm, trong khi giá cao nhất đạt tới 21.000.000 đồng/m² tại các vị trí đắc địa trong trung tâm thành phố. Với giá trung bình ở mức 1.306.154 đồng/m², thị trường bất động sản Vĩnh Long được đánh giá là có mức giá cạnh tranh so với các tỉnh lân cận như Cần Thơ và Tiền Giang.
Tùy vào vị trí và mục đích sử dụng đất, giá đất tại Vĩnh Long sẽ có sự chênh lệch. Đối với khu vực tại trung tâm thành phố Vĩnh Long, nơi quy tụ các hoạt động kinh tế, hành chính và giao thương quan trọng sẽ có giá đất cao. Trong khi đó, các huyện như Tam Bình, Trà Ôn, Bình Tân lại có mức giá mềm hơn, phù hợp với nhà đầu tư dài hạn hoặc các dự án phát triển bất động sản nông nghiệp.
So với các tỉnh lân cận, thị trường đất tại Vĩnh Long có tốc độ tăng trưởng ổn định và bền vững. Điều này tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư ngắn hạn và dài hạn, nhất là khi các dự án hạ tầng trọng điểm như cầu Mỹ Thuận 2 và tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận đang được triển khai.
Nguyên tắc tổ chức và điều chỉnh đơn vị địa giới hành chính năm 2025 là gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định cụ thể về nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính áp dụng cho cả bản đồ TPHCM như sau:
(1) Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
(2) Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
- Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
- Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
(3) Việc giải thể đơn vị hành chính chỉ thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Do yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương hoặc của quốc gia;
- Do thay đổi các yếu tố địa lý, địa hình tác động đến sự tồn tại của đơn vị hành chính đó.