Thứ 5, Ngày 31/10/2024

Việc thu hồi và chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được quy định như thế nào?

Việc thu hồi và chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được quy định trong Nghị định 85/2013/NĐ-CP như thế nào?

Nội dung chính

    Việc thu hồi và chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp được quy định như thế nào?

    Theo Nghị định 85/2013/NĐ-CP thì:

    Điều 20. Thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp
    1. Văn phòng giám định tư pháp bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
    a) Không còn đủ giám định viên tư pháp theo quy định;
    b) Thực hiện giám định tư pháp không đúng lĩnh vực đã đăng ký;
    c) Vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính lần thứ hai mà còn tái phạm;
    d) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
    2. Sở Tư pháp ra quyết định thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày phát hiện một trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này.
    Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 16 về việc thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.

     

    Điều 21. Chấm dứt hoạt động Văn phòng giám định tư pháp

    1. Văn phòng giám định tư pháp chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau đây:
    a) Tự chấm dứt hoạt động;
    b) Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.
    2. Trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này thì chậm nhất là 30 ngày trước thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động, Văn phòng giám định tư pháp phải có báo cáo bằng văn bản gửi Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
    Văn phòng giám định tư pháp phải hoàn thành việc thực hiện giám định đối với các trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp đã tiếp nhận, thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động, đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động.
    Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp với các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
    3. Trường hợp Văn phòng giám định tư pháp chấm dứt hoạt động theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này thì trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày thu hồi Giấy đăng ký hoạt động, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo bằng văn bản với các cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 Điều 16 Nghị định này.
    Văn phòng giám định tư pháp có nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đã ký với người lao động và đăng báo Trung ương hoặc báo địa phương trong hai số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động; chuyển hồ sơ lưu trữ về việc thực hiện giám định tư pháp cho Sở Tư pháp, nơi đăng ký hoạt động.
    Đối với yêu cầu giám định đã tiếp nhận mà chưa thực hiện thì Văn phòng giám định tư pháp phải trả lại hồ sơ, đối tượng giám định và khoản chi phí giám định đã thu của người trưng cầu, yêu cầu giám định.
    4. Sở Tư pháp đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp trong các trường hợp chấm dứt hoạt động quy định tại Khoản 1 Điều này.

     

    Việc thu hồi và chấm dứt hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp là biện pháp quan trọng nhằm đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ pháp luật trong hoạt động giám định tư pháp. Các quy định về điều kiện thu hồi Giấy đăng ký hoạt động và quy trình chấm dứt hoạt động giúp duy trì chất lượng, đảm bảo quyền lợi của các bên liên quan, đồng thời củng cố tính nghiêm minh của hệ thống pháp luật. Điều này góp phần tăng cường hiệu quả của hoạt động giám định tư pháp, đáp ứng tốt các yêu cầu trong quá trình tố tụng và bảo vệ quyền lợi của xã hội.

    40