Quy định về văn phòng giám định tư pháp trong Nghị định số 85/2013/NĐ-CP như thế nào?
Nội dung chính
Quy định về văn phòng giám định tư pháp trong Nghị định số 85/2013/NĐ-CP như thế nào?
Theo Điều 12 Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp thì: “1. Văn phòng giám định tư pháp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Giám định tư pháp, Luật Doanh nghiệp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 2. Đối với Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải là giám định viên tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp có thể có thành viên góp vốn. 3. Tên gọi Văn phòng giám định tư pháp bao gồm cụm từ “Văn phòng giám định tư pháp” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu của Văn phòng thực hiện theo quy định của pháp luật. 4. Văn phòng giám định tư pháp có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.” Điều 13 quy định về đơn xin phép thành lập, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp như sau: 1. Đơn xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người xin phép thành lập Văn phòng; b) Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn; c) Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng; d) Lĩnh vực giám định tư pháp; đ) Cam kết về việc tuân thủ pháp luật trong quá trình hoạt động. 2. Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân phải có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Tên gọi, địa chỉ trụ sở dự kiến của Văn phòng; b) Lĩnh vực giám định tư pháp; c) Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; số chứng minh thư nhân dân của người đại diện theo pháp luật của Văn phòng; d) Danh sách giám định viên tư pháp làm việc theo chế độ hợp đồng (nếu có); đ) Quy định về việc sử dụng giám định viên tư pháp; e) Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng; g) Chế độ thông tin, báo cáo; h) Hiệu lực thi hành. 3. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 2 Điều này, dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp hoạt động theo loại hình công ty hợp danh còn có các nội dung chủ yếu sau đây: a) Họ và tên thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); b) Phần vốn góp của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); c) Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn (nếu có); d) Cơ cấu tổ chức quản lý; đ) Thể thức thông qua quyết định của Văn phòng; e) Căn cứ và phương pháp xác định thù lao, tiền lương và thưởng cho thành viên hợp danh, thành viên góp vốn và nhân viên; g) Nguyên tắc giải quyết tranh chấp nội bộ, phân chia lợi nhuận; h) Các trường hợp chấm dứt hoạt động và thủ tục thanh lý tài sản; i) Thể thức sửa đổi, bổ sung Quy chế; k) Họ và tên, chữ ký của thành viên hợp danh; l) Các nội dung khác do các thành viên hợp danh thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật.