Việc thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau thì xử lý như thế nào?

Trong một vụ việc, nếu thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau thì xử lý như thế nào? Có văn bản pháp luật nào nói đến vấn đề này hay không?

Nội dung chính

    Việc thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau thì xử lý như thế nào?

    Việc thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau thì xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm của Bộ luật Hình sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành với nội dung như sau:

    Trường hợp trong cùng một vụ việc, nếu thu giữ được nhiều loài động vật có cả lớp thú, lớp chim, lớp bò sát và lớp khác thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB hoặc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, nếu chưa đủ số lượng theo từng lớp quy định tại Điều 244 của Bộ luật Hình sự, thì người có hành vi vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm.

    Trên đây là nội dung trả lời về việc xử lý khi thu giữ được nhiều loài động vật nguy cấp, quý, hiếm thuộc các lớp khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị quyết 05/2018/NQ-HĐTP.

    11