Việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự từ ngân sách nhà nước được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?

Theo Quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự thì tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án từ ngân sách nhà nước ra sao?

Nội dung chính

    Việc tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự từ ngân sách nhà nước được quy định ra sao theo pháp luật hiện hành?

     Tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án dân sự từ ngân sách nhà nước quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 9 Thông tư 200/2016/TT-BTC quy định việc lập, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, kinh phí cưỡng chế thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

    Trong khi chưa thu được chi phí cưỡng chế thi hành án của người phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự thực hiện tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 45 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP và quy định về tạm ứng ngân sách của Luật Ngân sách nhà nước. Trước khi tổ chức cưỡng chế thi hành án, chấp hành viên phải lập và trình Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phê duyệt dự trù chi phí cưỡng chế, trong đó nêu rõ: Biện pháp cưỡng chế cần áp dụng; thời gian, địa điểm cưỡng chế; phương án tiến hành cưỡng chế; lực lượng tham gia (số lượng người, thành phần tham gia); dự toán chi phí phục vụ cho cưỡng chế.

    Trên cơ sở dự trù chi phí cưỡng chế, kế hoạch cưỡng chế được phê duyệt, chấp hành viên làm thủ tục tạm ứng kinh phí cho hoạt động cưỡng chế từ nguồn kinh phí được ngân sách nhà nước giao cho cơ quan thi hành án dân sự, trừ trường hợp đương sự tự nguyện nộp tạm ứng chi phí cưỡng chế.

    Hồ sơ, biểu mẫu về tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án thực hiện theo quy định tại Thông tư số 91/2010/TT-BTC ngày 17/6/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.

    13