Mức thu, chế độ thu, quản lý phí đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Tuyên Quang từ 05/01/2025

Mức thu, chế độ thu, quản lý phí đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Tuyên Quang từ 05/01/2025? Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm?

Nội dung chính

    Mức thu, chế độ thu, quản lý phí đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Tuyên Quang từ 05/01/2025

    Ngày 26 tháng 12 năm 2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã thông qua Nghị quyết 22/2024/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang quy định mức thu phí, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí đăng ký biện pháp bảo đảm và cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang.

    Nghị quyết này được Hội đồng nhân dân tỉnh Khóa XIX Kỳ họp chuyên đề thứ 11 thông qua ngày 26 tháng 12 năm 2024, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05 tháng 01 năm 2025 và thay thế Nghị quyết 11/2017/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang, Nghị quyết 09/2018/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang.

    Theo đó, tại Điều 3 Nghị quyết 22/2024/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang quy định về mức thu phí như sau:

    STT

    Nội dung

    Đơn vị tính

    Mức thu (đồng)

    1

    Phí đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

     

     

    a

    Đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

    Hồ sơ

    80.000

    b

    Đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

    Hồ sơ

    60.000

     

    c

    Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm, đăng ký thay đổi thông báo xử lý tài sản bảo đảm

    Hồ sơ

    30.000

    d

    Xoá đăng ký biện pháp bảo đảm, xóa đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm

    Hồ sơ

    20.000

    2

    Phí cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất

    Hồ sơ

    30.000

    Đối với việc quản lý và sử dụng phí được quy định tại Điều 4 Nghị quyết 22/2024/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang như sau:

    - Tổ chức thu phí để lại 90% (chín mươi phần trăm) trên tổng số tiền phí thu được để trang trải chi phí cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí theo chế độ quy định.

    - Tổ chức thu phí nộp 10% (mười phần trăm) trên tổng số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành.

    Mức thu, chế độ thu, quản lý phí đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Tuyên Quang từ 05/01/2025 (Ảnh từ Internet)

    Mức thu, chế độ thu, quản lý phí đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất tại tỉnh Tuyên Quang từ 05/01/2025 (Ảnh từ Internet)

    Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP như sau:

    Trường hợp đăng ký thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai
    1. Các trường hợp phải đăng ký:
    a) Thế chấp quyền sử dụng đất;
    b) Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;
    c) Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;
    d) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
    2. Các trường hợp đăng ký theo yêu cầu:
    a) Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai, tài sản khác gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
    b) Thế chấp tài sản gắn liền với đất đã hình thành không phải là nhà ở mà pháp luật không quy định phải đăng ký quyền sở hữu và cũng chưa được đăng ký quyền sở hữu theo yêu cầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều này;
    c) Chuyển tiếp đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất sang đăng ký thế chấp đối với nhà ở, thế chấp đối với tài sản khác gắn liền với đất;
    d) Đăng ký thông báo xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
    đ) Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản này.
    ...

    Theo quy định trên thì có những trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền của Văn phòng đăng ký đất đai và cũng có các trường hợp đăng ký theo yêu cầu.

    Như vậy, đối với trường hợp phải đăng ký được quy định như sau:

    - Thế chấp quyền sử dụng đất;

    - Thế chấp nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận;

    - Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng công trình không phải là nhà ở, dự án đầu tư nông nghiệp, dự án phát triển rừng, dự án đầu tư khác có sử dụng đất đồng thời với quyền sử dụng đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê;

    - Đăng ký thay đổi, xóa đăng ký đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 25 Nghị định 99/2022/NĐ-CP.

    Nghị quyết 22/2024/NQ-HĐND tỉnh Tuyên Quang có hiệu lực từ ngày 05 tháng 01 năm 2025.

    17
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ