Việc neo đậu phương tiện đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?

Việc neo đậu phương tiện đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Việc neo đậu phương tiện đường thuỷ nội địa được quy định như thế nào?

    Việc neo đậu phương tiện đường thuỷ nội địa được quy định tại Điều 44 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 và được bổ sung bởi Khoản 5 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014, cụ thể như sau:

    - Neo đậu phương tiện trong cảng, bến thuỷ nội địa phải đúng nơi quy định, chấp hành nội quy của cảng, bến thuỷ nội địa và phải bố trí người trông coi phương tiện.

    Phương tiện neo đậu ở phía bờ phải để thuyền viên của các phương tiện đậu ở phía ngoài và những người thi hành công vụ đi qua.

    - Trong trường hợp cần neo đậu phương tiện ở ngoài phạm vi cảng, bến thuỷ nội địa để hành khách lên xuống hoặc xếp, dỡ hàng hoá phải được phép của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thuỷ nội địa. Phương tiện khác chỉ được cập mạn để đón trả hành khách, chuyển tải hàng hoá khi phương tiện này đã neo đậu xong.

    - Trước khi rời cảng, bến thuỷ nội địa hoặc vị trí neo đậu, phương tiện phải phát âm hiệu, nếu thấy bảo đảm an toàn mới được nhổ neo.

    - Phương tiện không được neo đậu ở giữa luồng, khu vực luồng giao nhau, luồng cong gấp, luồng hẹp, luồng bị hạn chế trong hành lang bảo vệ cầu hoặc các công trình khác và những nơi có báo hiệu cấm neo đậu.

    22